ClockThứ Năm, 26/09/2019 08:34

Thủ tướng: Phải lo những vấn đề thiết thực, cụ thể với người lao động

TTH.VN - Ngày 25/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc thường kỳ với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) để đánh giá kết quả thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2018, trọng tâm phối hợp công tác năm 2019-2020.

Phải tuyển lao động 50 tuổi vì thiếu người, DN đòi tăng giờ làm thêmGần 300 đoàn viên thanh niên tranh tài tại giải bóng đá Khối cơ quan & doanh nghiệp tỉnh

Thủ tướng phát biểu tại cuộc làm việc

Tại cuộc làm việc lần trước, Thủ tướng đã kết luận giao 15 nhiệm vụ cho các cơ quan phối hợp xử lý các kiến nghị của Tổng Liên đoàn. Đến nay các cơ quan chức năng báo cáo đã thực hiện được 10 nhiệm vụ, đang thực hiện 5 nhiệm vụ.

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn, về chính sách khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) ngoài giờ làm việc, thời gian qua, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí nhân lực, điều kiện vật chất để thực hiện việc khám chữa bệnh theo chế độ BHYT cho người lao động ngoài giờ, vào ngày nghỉ, ngày lễ, giải quyết quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động.

Tuy nhiên, theo Tổng Liên đoàn, vẫn còn nhiều cơ sở khám chữa bệnh chưa triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt yêu cầu này, xuất phát từ các vấn đề về nhân lực, cơ sở vật chất, chế độ thanh toán thời giờ làm thêm quá thời gian quy định của pháp luật về lao động mang tính đặc thù của ngành y tế.

Trước phản ánh này, tại cuộc họp, Thủ tướng nhắc nhở đại diện Bộ Y tế là phải có kế hoạch thực hiện chủ trương nói trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; giao Bộ Y tế nghiên cứu, trao đổi, hướng dẫn để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám, chữa bệnh cho công nhân.

Ảnh: VPCP

Về cơ chế chính sách liên quan đến dự án đầu tư xây dựng thiết chế của Công đoàn, Tổng Liên đoàn tập trung triển khai đầu tư thí điểm 1 dự án thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam, để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án tại Hà Nam, đến nay Tổng Liên đoàn cho biết gặp một số vướng mắc, khó khăn liên quan đến cơ chế chính sách, như về cơ chế giao đất; chủ thể ký hợp đồng cho thuê, bán căn hộ; nguồn vốn…

Sau khi nghe phản ánh này, Thủ tướng cho rằng, địa phương cần quan tâm vấn đề nhà ở công nhân, trong đó có việc bố trí quỹ đất, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của địa phương.

“Bao giờ khu nhà ở Hà Nam khánh thành”, Thủ tướng nhắc lại chuyến thị sát chiều 19/5/2018 khi đến kiểm tra việc xây dựng Khu thiết chế công đoàn tại KCN Đồng Văn 2, Hà Nam, dự án đầu tiên trong chuỗi 50 dự án thiết chế của công đoàn tại các địa phương. Lãnh đạo Tổng Liên đoàn cho biết, cuối năm này sẽ có căn hộ đầu tiên bàn giao cho đoàn viên công đoàn. Từ kết quả này, Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn làm việc với 33 tỉnh, thành phố thống nhất quỹ đất, thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư thiết chế công đoàn…

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, công tác phối hợp được tăng cường, đi vào nề nếp, thực chất hơn, đạt được một số kết quả tích cực giúp mỗi bên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,  góp phần vào những thành tựu chung của đất nước. Giai cấp công nhân, người lao động Việt Nam bằng sự cần cù, sáng tạo, miệt mài lao động, sản xuất, không ngừng vươn lên làm chủ công nghệ mới, làm ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, góp sức cùng cả nước làm nên những chỉ số kinh tế - xã hội ấn tượng.

Theo Thủ tướng, 9 tháng năm 2019, kinh tế tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực, dự kiến 12/12 chỉ tiêu năm nay đều đạt và vượt. Giải quyết cho 1 triệu người có việc làm mới. Môi trường kinh doanh được cải thiện nhanh, rõ nét, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, được doanh nghiệp, người dân ghi nhận.

Mới đây, tạp chí US News &World Report vừa xếp hạng Việt Nam thuộc trong 20 quốc gia tốp đầu, đứng thứ 8/80 quốc gia có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, cao hơn cả Chile (9/80) và New Zealand (10/80).

Thủ tướng đánh giá Tổng Liên đoàn và các bộ, ngành đã tăng cường phối hợp trong việc tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật,  đặc biệt là các chính sách liên quan đến người lao động như xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi, Luật Công đoàn 2012  sửa đổi,  tham gia xây dựng thực hiện Đề án của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội…

Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật giữa Tổng Liên đoàn và các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục được kết quả tốt, trong đó có việc giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến người lao động.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận đời sống của một bộ phận người lao động vẫn còn khó khăn. Tình trạng trốn đóng BHXH, BHYT, nợ đọng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra ở một số địa phương. Việc xây dựng 50 thiết chế công đoàn còn gặp những vướng mắc về Luật Đất đai,  Luật Kinh doanh bất động sản,  Luật Đầu tư,  Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công. Vấn đề này đã được phát hiện và sẽ tiếp tục xử lý, Thủ tướng cho biết.

Về định hướng phối hợp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, Tổng Liên đoàn cần tiếp tục tham gia hiệu quả tích cực hơn nữa công tác xây dựng thể chế, thực hiện phản biện xã hội, nhất là đối với các chính sách liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn. Hai bên phải tập trung nghiên cứu kỹ việc sửa đổi Bộ luật Lao động, nhất là những nội dung quan trọng có ảnh hưởng tác động lớn đến xã hội như vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, tăng số ngày nghỉ…

Phải quan tâm, lo những vấn đề thiết thực cụ thể với người lao động như bữa ăn hằng ngày, an toàn thực phẩm. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể và doanh nghiệp dịch vụ cung cấp suất ăn, chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động tại các KCN, khu chế xuất.

“Tôi cũng đề nghị các bộ có mặt hôm nay tiếp thu đầy đủ, phối hợp tốt hơn với TLĐLĐ Việt Nam để nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách lao động và việc làm, tạo động lực mạnh mẽ nâng cao năng suất lao động, đời sống người lao động ngày càng đầy đủ, sung túc hơn”, Thủ tướng nói. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình sản xuất, cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, nhất là vào tháng cao điểm tiêu thụ điện năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

TIN MỚI

Return to top