Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Làm ăn theo mùa

(TTH) - Vào độ này khi đã vào cuối tháng ba đầu tháng tư, tiết trời ấm dần lên thì cũng là lúc Huế chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển, kéo dài khoảng chừng 5- 6 tháng. Khắp các bãi biển của Huế, lớn và nổi tiếng như Thuận An, Lăng Cô, hay ở tầm nhỏ hơn như Vinh Thanh, Vinh Hiền đều đã có những chương trình, kế hoạch cho cái gọi là “mùa du lịch biển” mới. Thời gian gần đây, mùa du lịch biển đã được khởi động bằng các lễ hội nhiều sắc màu, như “Lăng Cô huyền thoại biển” hay “Thuận An biển gọi”.

Làm ăn theo mùa
Nỗi nhớ Cù Dù

(TTH) - Trong buổi chiều lần đầu tiên nghỉ lại khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô, ở nơi ban- công của tòa nhà khách sạn cao tầng Angsana, tôi đã ngồi thật lâu nhìn về phía có những ngọn đồi nhấp nhô giờ đây thấp thoáng là bóng dáng những biệt thự sang trọng; nhìn về phía trảng cát xen lẫn với vạt rừng có những bóng xanh trải dài, cố tìm lại bóng dáng lầm lũi của ai đó thật thân quen, gần gũi và rồi là một cảm giác thật lạ, đầy thấp thỏm khi bắt gặp ở kia xa xa hình bóng con sông Bù Lu.

Nỗi nhớ Cù Dù
Để bảo tàng trở thành sản phẩm du lịch

(TTH) - Hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ tài liệu, hiện vật, phim ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.

Để bảo tàng trở thành sản phẩm du lịch
Chọn Huế làm quê hương

(TTH) - Trong nắng tháng ba lịch sử, ngắm lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên kỳ đài Huế, non nửa thế kỷ, trong màu đỏ ấy vẫn ánh lên niềm tự hào, kiêu hãnh của người lính Trung đoàn 6 Quân khu Trị Thiên - đơn vị hai lần tham gia giải phóng Huế.

Chọn Huế làm quê hương
Nhạc Trịnh nơi vườn Cơ Hạ

(TTH) - Lần đầu tiên trong dịp Festival Huế 2012, vào vườn Cơ Hạ bên trong Hoàng thành Huế thưởng thức nhạc Trịnh tôi ngỡ ngàng như một kẻ lạc vào cõi mơ. Trên ngọn giả sơn, một vầng trăng mọc hắt bóng lên bầu trời đêm là hình ảnh cây đa già, nhìn xuống là cả trăm ngọn nến lung linh và cả nghìn con người ngồi sát bên nhau như thả mình vào lãng du, đắm hồn vào cõi nhạc Trịnh. Cái không gian huyền ảo của vườn Cơ Hạ ra đời cả hàng trăm năm trước đó chứ đâu ít, vậy mà tôi lại nghĩ đến nó như là của để dành cho nhạc Trịnh thăng hoa.

Nhạc Trịnh nơi vườn Cơ Hạ
Vì một “Thành phố bền vững...”

(TTH) - Vào lúc Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân về “tên gọi của thành phố, các quận và phương án tổ chức các đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc Trung ương” để trình lên Chính phủ, Quốc hội, thông tin từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) đề cử TP Huế tham dự Giải thưởng Thành phố Bền vững về môi trường của ASEAN lần thứ 3 vừa công bố là một tin vui, đồng thời là một định hướng quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực trong việc xây dựng và phát triển thành phố Huế hiện nay cũng như tương lai.

Vì một “Thành phố bền vững  ”
“Hầm bà là” kiểu cháo lòng Huế

(TTH) - Hôm rồi đọc lại “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng. Hơn nửa thế kỷ rồi chứ chả ít đâu, vậy mà “Miếng ngon Hà Nội” đọc vẫn thấy hay, thấy hấp dẫn và đặc biệt là vẫn thấy thèm.

“Hầm bà là” kiểu cháo lòng Huế
Dưới tải

(TTH) - Đó là điều mà ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Bệnh viện Hợp Lực tại Thanh Hoá nêu ra về công suất hoạt động của các bệnh viện tư tại hội nghị tăng cường phối hợp giữa bệnh viện nhà nước và bệnh viện tư nhân, nhằm giảm tải bệnh viện khu vực phía bắc vừa diễn ra vào trung tuần tháng 3 tại Hà Nội.

Dưới tải
Thả rông và nhỏ lẻ

(TTH) - Thời bao cấp khó khăn, gia đình nào cũng có chuồng heo, bầy gà và đàn vịt. Nó như biểu tượng của một nền kinh tế tự cấp, tự cung. Bây giờ đời sống khấm khá, dân phố chẳng còn mấy ai nuôi; thế nhưng ở nông thôn thì vẫn còn.

Thả rông và nhỏ lẻ
Quán chồ nơi đầm Chuồn

(TTH) - Nhà chồ có trụ đỡ bằng tre, gỗ hay bê tông làm nổi trên mặt nước vùng đầm phá, vốn không quá sâu, là “đặc sản” của đầm Chuồn. Sợ gió bão, các hộ nhà chồ sống theo phương thức mùa hè ở nhà chồ còn mùa đông ở đò, men theo con nước. Cũng bởi vì cái thế chênh vênh nơi sóng nước mà nhà chồ được gọi là “nhà giàn” và cũng bởi vì phải bỏ nhà xuống đò hay lên bờ lúc mưa gió bão bùng kia mà nhà chồ còn được gọi với cái tên là “nhà tạm”. Nghe cứ loạn xạ hẳn lên.

Quán chồ nơi đầm Chuồn
Tôn vinh các giá trị đích thực cho khoa học xã hội nhân văn

(TTH) - Năm nay, khi chọn môn thi tốt nghiệp PTTH, nhiều học sinh đã không mặn mà chọn môn lịch sử. Có trường công bố tỷ lệ 0% học sinh chọn thi môn này, phần lớn tỷ lệ chọn thi môn lịch sử từ 1% đến 4%, có trường chỉ có một em đăng ký (!)

Tôn vinh các giá trị đích thực cho khoa học xã hội nhân văn
Người sao của vậy

(TTH) - Qua lại con đường Nguyễn Công Trứ, một thời là đường Chợ Cống, giữa bao nhà cao cửa rộng và phố thị xôn xao, tôi đã nhiều lần tần ngần trước khu ngôi vườn như còn lại nguyên vẹn với cái cổng gỗ nhỏ nhắn mà ấn tượng là nơi ở và cũng là phủ thờ của An Thường công chúa.

Người sao của vậy
Tạo thế “bó đũa” trong kinh doanh

(TTH) - Hội thảo khoa học về tạo lập nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đúc đồng Huế do Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND phường Phường Đúc vừa tổ chức khiến tôi liên tưởng về câu chuyện cổ tích “Bó đũa”.

Tạo thế “bó đũa” trong kinh doanh
Không lạ với danh xưng lương y

(TTH) - Vừa mới lên ngôi, ông vua hay chữ và hiếu đạo Tự Đức đã quyết định chuyển địa điểm và xây dựng mới Tiên Y miếu ở Kinh thành Huế, nơi thờ Thánh Y (thầy thuốc giỏi) và Tiên Y (thầy thuốc các đời trước) của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam ta. Nguyên Tiên Y miếu được lập từ thời vua Gia Long ở phường Dưỡng Sinh. Năm 1825, vua Minh Mạng cho xây miếu ở bên tả chùa Thiên Mụ. Thời phong kiến, đông y là nền y học chính thống của nước nhà, là một bộ phận văn hoá của dân tộc. Tiên Y miếu thuộc hạng Quốc miếu, được sắc phong: “Hoàng triều sắc tứ Đông y thượng đẳng Lương y đệ nhất tôn thần” và do triều đình quản lý. Hàng năm chiếu lệ, vào dịp xuân đến và thu về, triều đình cử một quan văn hàm tam phẩm cùng quan Viện Thái y đến tế ở miếu, cầu an cho dân. Đây là ngôi nhà thờ Tổ quan trọng nhất của ngành đông y nước ta dưới thời Nguyễn.

Không lạ với danh xưng lương y
Return to top