Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Tết Tây - Tết Ta

(TTH) - Tết Dương lịch 2014, trời thành phố Hồ Chí Minh se se lạnh, mấy năm này người ta hết bảo: “Anh ở trong này không có mùa Đông” nữa. Mà cũng phải thôi khi chỉ còn hơn 3 tuần nữa là đến Tết Âm lịch, chút lạnh cuối mùa này như làm bước đệm cho Tết chính sắp đến. Từ lâu, ai cũng xem Tết Tây là Tết phụ, Tết Ta mới là Tết chính.

Tết Tây - Tết Ta
Phố Tây thoáng gặp

(TTH) - Không hề là kết quả của sự quy hoạch, lại rất mới mẻ và xem ra cũng chẳng mấy ai tường tận nhớ rõ hình thành từ khi nào, chỉ biết ở Huế bây chừ có một khu phố Tây. Ban đầu địa giới của phố Tây là con đường Phạm Ngũ Lão, sau đó mở dần sang những con phố Chu Văn An, Lê Lợi, Võ Thị Sáu, Đội Cung… Lại nghĩ, đường Phạm Ngũ Lão chẳng hạn chỉ dài hơn 200m, xem ra chỉ là con ngõ của đường phố Lê Lợi, lớn nhất, có vị thế đẹp nhất và giá nhà đắt nhất Cố đô, nơi có Khách sạn Hương Giang là biểu tượng của du lịch Huế thời hiện đại. Những con đường còn lại cũng thế, tất thảy đều đổ về đường chính Lê Lợi, từ xa đã thấp thoáng trông thấy đôi bờ Hương Giang trong xanh. Bởi thế mà tôi đã nghĩ đến ở đây là một “vọng cảnh” của Huế.

Phố Tây thoáng gặp
Thiếu một cây cầu

(TTH) - Ra đời cách nay gần 5 năm, với quy mô 250 ha nhưng lâu nay Khu công nghiệp (KCN) Phú Đa gần như vắng tanh. Mãi đến 2 năm sau khi thành lập, KCN mới khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất gạch bê-tông siêu nhẹ của Công ty TNHH Trường An với tổng kinh phí đầu tư 12 tỷ đồng, công suất 40.000 mét khối/ năm. Mới đây, ngày 5/8/2013, Công ty TNHH Giống cây trồng Liên Việt tổ chức Lễ khai trương Nhà máy sản xuất, chế biến hạt giống cây trồng nông nghiệp tại KCN Phú Đa.

Thiếu một cây cầu
Lợi ích nhóm

(TTH) - Lợi ích nhóm là một cụm từ quen thuộc trong thời gian gần đây. Khi đề cập đến một vấn đề nào đó gây bất bình trong xã hội, hoặc trước một sự việc chưa có sự thống nhất cao giữa các ngành, các cấp nhưng nó vẫn diễn ra do một số người quyết định không cần tham khảo ý kiến của cộng đồng, các nhà khoa học, người ta lại bình phẩm “cũng do lợi ích nhóm cả thôi”!

Lợi ích nhóm
Tháo gỡ để vượt khó

(TTH) - Nếu chọn một trong những cách làm hay, giàu tính thực tiễn và hiệu quả trong năm 2013 ở Thừa Thiên Huế thì đó là sự xuất hiện của chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Ở đó, lãnh đạo tỉnh đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp.

Tháo gỡ để vượt khó
Bạo hành trẻ em, không thể hòa cả làng!

(TTH) - Hằng năm, đội ngũ nhà giáo ở các bậc học thường xuyên theo lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm đối với trẻ. Đáng chú ý là cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương thường xuyên thanh tra hoạt động của các cơ sở mầm non. Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục trên cả nước triển khai việc kiểm tra các cơ sở mầm non và báo cáo về Vụ Giáo dục mầm non. Văn bản ghi rõ như vậy, thế nhưng hành động bạo hành trẻ em vẫn tiếp diễn.

Bạo hành trẻ em, không thể hòa cả làng
Cái lạnh xứ Huế

(TTH) - Rồi Huế cũng trải qua một đợt lạnh đầu tiên. Mùa lạnh Quý Tỵ 2013 có vẻ đến chậm nhưng rồi, cũng đã mang trong mình nó những gì đặc trưng nhất của cái lạnh xứ Huế, rét buốt đi liền với mưa dầm và gió bấc, rét chồng lên rét dai dẳng và kéo dài. Một ngày, một tuần, rồi cả tháng trời đằng đẵng, không thấy mặt trời hé nắng khiến cho ai đó cừ bồn chồn, lo lắng và sốt ruột. 

Cái lạnh xứ Huế
Thương lắm chột nưa

(TTH) - Lúc còn là học trò, đọc câu thơ của Tố Hữu:“Ăn đi vài con cá/ Năm bảy cái chột nưa”, tôi cứ liên tưởng đến cái chột môn ở quê mình ở làng Dạ Lê Thượng. Sau này đi đây đó, về ngay làng Tân Xuân Lai của chính nhà thơ Tố Hữu và cả những làng bên, chứng kiến cả cánh đồng nưa, tôi mới à ha, nó giống mà lại không giống. Chột nưa và chột môn y chang nhau ở cái chột. Khác nhau là ở chỗ, với cây môn, phần chột chỉ là phụ, thu nhập chính là ở củ. Còn với cây nưa, mọi tinh túy đều dồn cả về đây, nơi phần chột và cũng là phần thân cây.

Thương lắm chột nưa
Chi quản lý & quản lý chi

(TTH) - Năm 2013, tổng nguồn vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 609.551 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương là 201.772 triệu đồng. Phần còn lại là ngân sách địa phương bổ sung và các nguồn vốn lồng khép khác. Dù nguồn vốn của chương trình từ phía trung ương hỗ trợ có tỷ lệ thấp và năm sau giảm hơn năm trước, đòi hỏi tỉnh phải nỗ lực nhiều hơn nhưng hiệu quả và tác động tích cực từ các chương trình này nói chung đã góp phần vào sự phát triển chung, nhất là về an sinh xã hội trên địa bàn.

Chi quản lý  quản lý chi
Gần dân và xa dân

(TTH) - Xa dân là một biểu hiện suy thoái về đạo đức. Mọi biểu hiện xa dân, gây phiền hà cho nhân dân là sự vi phạm nghiêm trọng đạo đức của người cán bộ cách mạng. Hiện nay, bệnh xa dân thể hiện ở lề lối làm việc tắc trách, cửa quyền, quan liêu, hách dịch; tham ô, đục khoét của dân. Thói xa dân bộc lộ ở việc ham thành tích, làm việc qua loa, đại khái, không đi sâu vào thực tiễn cuộc sống của dân, làm việc dựa trên giấy tờ, văn bản; nghe cấp dưới báo cáo mà thiếu kiểm tra thực tế, không lắng nghe ý kiến của quần chúng. Xa dân hiện đang là một căn bệnh. Căn bệnh làm việc “hành là chính”, ăn cắp thì giờ, chậm trễ trong công việc, gây oan sai, sách nhiễu, thậm chí vòi vĩnh nhân dân.

Gần dân và xa dân
Cần mô hình để lựa chọn

(TTH) - Thay thế cho nuôi tôm chuyên canh, gần đây xuất hiện mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cá kình, rong câu. Mô hình mới phát triển, được nhân rộng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân sống ven biển và đầm phá. Từ chỗ thua lỗ do dịch bệnh tôm sú kéo dài, đến nay, người dân có lãi từ 30 - 60 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có nhiều hộ lãi đến 150 triệu đồng/ha/năm.

Cần mô hình để lựa chọn
Một thời, “ngựa Thượng Tứ”

(TTH) - Kinh thành Huế có 8 cửa ra vào. Cái lạ, gợi lại bao tò mò là những cửa thành này đa phần đều có 2 cái tên gọi, một do Nhà nước phong kiến đặt và một tên nữa là cách gọi của dân gian. Ngoại trừ Chánh Tây Môn, còn Thể Nhân Môn là cửa Ngăn Dưới phân biệt với cửa Ngăn Trên là Quảng Đức Môn (một thời là cửa Sập). Hay như Đông Nam Môn là cửa Thượng Tứ, Chánh Nam Môn là cửa Nhà Đồ, Tây Nam Môn là cửa Hữu, Chánh Đông Môn là cửa Đông Ba, Tây Bắc Môn là cửa An Hòa, Đông Bắc Môn là cửa Kẻ Trài, Chánh Bắc Môn là cửa Hậu.

Một thời, “ngựa Thượng Tứ”
Nghiêm túc và trách nhiệm

(TTH) - Để ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới phương pháp, tập trung đầu tư xây dựng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các công trình, dự án trọng điểm… tạo đà tăng trưởng đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, tỉnh coi trọng công tác đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị tư tưởng. Thừa Thiên Huế quan tâm chỉ đạo triển khai học tập, tổ chức thực hiện kịp thời các kết luận, nghị quyết Trung ương 5, 6, 7 (khóa XI) gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua học tập và triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Thừa Thiên Huế đã xây dựng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực, đồng thời nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để có giải pháp, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiêm túc và trách nhiệm
Dự án phải đi trước một bước

(TTH) - 735.628 triệu đồng là tổng nguồn vốn được bố trí đầu tư trong năm 2013 cho các dự án thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội trên địa bàn tỉnh (bao gồm các nguồn ngân sách tập trung, trái phiếu chính phủ, NGO, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác).

Dự án phải đi trước một bước
Nhớ con tép riu

(TTH) - Hơn nửa tháng nay, Huế bắt đầu trở lạnh, đầu tháng mười một âm lịch rồi còn gì, bữa cơm gia đình thấy xuất hiện món tép beo béo, quen quen. Nhớ lần đầu ăn món tép xào của mẹ, hai đứa con tôi cứ nhao nhao thắc mắc, làm răng phân biệt được con tép, con tôm ba hè. Tội nghiệp, cũng là gốc gác nhà quê nhưng bọn chúng xa cách ruộng đồng nên chỉ biết con tôm, con tép qua bữa ăn mẹ nấu. Thế nhưng, cũng chẳng ngờ cái câu hỏi xưa như trái đất kia của con khiến một kẻ như tôi có tới “chín đời làm ruộng” cũng ngớ người. Con tép, con tôm giống nhau như đúc. Thế nên mới có kẻ bảo rằng, con tép là con tôm lúc bé. Lúc đầu tôi cũng tin, nhưng rồi thấy có con tép nhỏ mà có cái bụng chửa chình ình, vậy là không tin nữa, tép là tép mà tôm là tôm, tép nhỏ hơn tôm. 

Nhớ con tép riu
Return to top