ClockThứ Năm, 14/05/2020 06:15

Thúc đẩy xuất khẩu

TTH - Toàn tỉnh có khoảng 100 doanh nghiệp (DN) có ngành hàng xuất khẩu. Ảnh hưởng của dịch COVID-19, hơn 50% DN không thể xuất khẩu được hàng trong hai tháng 2 và 3/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I/2020 giảm 25% so với cùng kỳ. Từ cuối tháng 4 đến nay, các DN khởi động lại các hoạt động xuất nhập khẩu nhằm duy trì sản xuất và tiêu thụ số lượng hàng tồn kho.

“5 mũi giáp công” để phục hồi nền kinh tếThúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh COVID-19Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp dệt may thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu trở lại

Sau 2 tháng tạm dừng các hoạt động xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ cuối tháng 4/2020 đến nay, Công ty TNHH Hào Hưng Huế bắt đầu khởi động các hoạt động xuất khẩu khi các nhà máy thu mua dăm gỗ hoạt động trở lại.

Theo Kế toán trưởng công ty, ông Trần Tuấn Hiệp, từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc vào đầu năm 2020, công ty không xuất khẩu được hàng, trong khi vẫn thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng của bà con nên số lượng dăm gỗ tồn bãi khá lớn.

Cuối tháng 4/2020, sau khi các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc mở cửa và khởi động sản xuất, công ty đã xuất khẩu tàu hàng đầu tiên với 35.000 tấn dăm gỗ tươi, dự kiến đến cuối tháng 5 tiếp tục xuất thêm 1 tàu để giải quyết số lượng dăm gỗ thu mua từ đầu năm đến nay.

Ông Hiệp cho biết, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên quý I/2020 hoạt động xuất khẩu của công ty gần như “đóng băng”, chỉ xuất sang thị trường Ấn Độ số lượng nhỏ nên kim ngạch xuất giảm gần 50%. Hiện, DN đang đàm phán với các đối tác để tăng số lượng hàng xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2020 lên trên 110.000 tấn dăm gỗ khô.

Tại các DN sản xuất hàng dệt may, dù nguyên phụ liệu đảm bảo khi các nhà máy tại Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất, song nhiều DN vẫn chưa xuất khẩu được hàng sang thị trường Mỹ và châu Âu do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Một số DN phải chuyển dịch đơn hàng để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Theo Giám đốc Công ty CP Dệt may Thiên An Phú Phạm Gia Định, sau khi thị trường Mỹ và châu Âu “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện DN còn tồn kho trên 50 tấn hàng hóa, các đối tác thông báo sẽ nhận hàng trở lại khi dịch COVID-19 chấm dứt. Để duy trì sản xuất và đảm bảo đời sống cho người lao động, từ đầu tháng 4/2020 đến nay, công ty chuyển dịch các đơn hàng, sản xuất các sản phẩm đồ ngủ, áo quần trẻ em xuất khẩu sang Mỹ, vì đây là 2 nhóm sản phẩm mà thị trường Mỹ vẫn tiêu thụ mạnh trong mùa dịch.

Ông Định cho biết, trải qua 2 tháng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện hoạt động sản xuất của DN đã ổn định trở lại, 100% chuyền may đang hoạt động hết công suất để đáp ứng các đơn hàng áo quần, khẩu trang vải kháng khuẩn và áo quần bảo hộ y tế xuất sang thị trường Mỹ.

Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Hùng Sơn thông tin, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sau dịch COVID-19, sở tiếp tục phối hợp, hướng dẫn các DN thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết nhằm đa dạng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường nhằm tiến đến xuất khẩu bền vững. Đồng thời, thông tin cho các DN tham dự hội chợ, triển lãm, hội nghị, diễn đàn, giao dịch thương mại... tại các thị trường xuất khẩu quan trọng, thị trường tiềm năng, thị trường Việt Nam ký kết và khai thác các thị trường mới; xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề, hàng nông sản, dệt may, công nghiệp hỗ trợ.

Bộ Công thương đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tích hợp cơ sở dữ liệu DN xuất khẩu và chia sẻ quyền truy cập hệ thống cho hệ thống các thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cùng khai thác, sử dụng để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư. Đồng thời, đẩy mạnh đơn giản hóa và điện tử hóa các thủ tục hành chính, hải quan để tạo thuận lợi cho DN, áp dụng thương mại điện tử, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa trên môi trường mạng.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên

TIN MỚI

Return to top