ClockThứ Sáu, 06/08/2021 06:45

Tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp loay hoay, than khó vì điều kiện tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ

Trong điều kiện vừa đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 nhưng đồng thời đảm bảo đời sống, an sinh cho người dân, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ.

Những đối tượng là F0, F1 của dịch COVID-19 được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68

Có 11 nhóm đối tượng đã được nhận hỗ trợ

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 68 và Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 23 về việc hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Sở LĐTB&XH và các sở, ngành liên quan đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành; đồng thời, các sở, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đến nay, nhiều DN, NLĐ thuộc nhóm 1 đến 11 theo NQ 68 và QĐ 23 (chưa kể, nhóm 12 là đối tượng lao động tự do và đặc thù khác) đã nhận được hỗ trợ. Trong đó, đối với chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (cho người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh từ 1/7/2021 đến 30/6/2022), Bảo hiểm xã hội tỉnh đã giải quyết cho 1.633 đơn vị với 113.076 lao động và tổng số tiền 36.273 triệu đồng.

Đặc biệt, theo số liệu rà soát từ Sở Y tế, từ ngày 28/4 đến ngày 4/8, toàn tỉnh có 93 (F0), 1.119 (F1) (tính đến ngày 3/8). Để thực hiện chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19 (F0), cách ly y tế (F1), Sở Y tế đang tiếp tục phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND cấp huyện thiết lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định.

Qua tổng hợp, thẩm định hồ sơ của Sở Văn hoá - Thể thao và Sở Du lịch để thực hiện chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và NLĐ là hướng dẫn viên du lịch, đến nay có 411 người, tương ứng số tiền dự kiến hỗ trợ là 1.524,81 triệu đồng. Hiện Sở Du lịch vẫn tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ để thẩm định trường hợp đủ điều kiện nhận hỗ trợ.

Trong gói hỗ trợ này, DN sử dụng lao động được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động

Tích cực đẩy nhanh việc chi hỗ trợ

Ngoài một số đối tượng trong 11 nhóm đối tượng đã tiếp cận được gói hỗ trợ, hiện nay, các sở, ngành, UBND cấp huyện đang tích cực tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện đối với các chính sách: hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; hỗ trợ NLĐ chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ hộ kinh doanh; hỗ trợ người sử dụng vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

Qua làm việc, nắm tình hình thực tế tại một số DN, ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH đề xuất cần tuyên truyền vận động để các DN tích cực đề xuất hưởng gói hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ. Vì đến nay, nhiều DN vẫn chưa mặn mà với gói chính sách này cũng như gói chính sách vay vốn (lãi suất 0%) để trả lương cho NLĐ.

Ông Đặng Hữu Phúc, TUV, Giám đốc Sở LĐTB&XH cho rằng, hiện, nhóm đối tượng đáng quan tâm nhất, đông nhất và khó nhất trong thực hiện gói hỗ trợ này là nhóm đối tượng lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác. Vừa qua, sở đã chủ trì, tích cực phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, địa phương trong việc xác định đối tượng, xây dựng tiêu chí, mức tiền hỗ trợ cụ thể đối với chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này trên địa bàn tỉnh.

Sở LĐTB&XH đã hoàn thành việc xây dựng, hoàn thiện các góp ý của các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, TP. Huế về dự thảo Đề án, Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh “Quy định một số chính sách hỗ trợ một số đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh cho lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác” báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Ngay sau khi HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết này, ngành và các đơn vị liên quan sẽ bắt tay ngay vào việc tiến hành kê khai, chi trả.

Ông Đặng Hữu Phúc cũng cho biết thêm, ngành đang kiến nghị tỉnh xem xét có nên đưa vào diện hỗ trợ theo NQ 68 và QĐ23 đối với những lao động tự do trở về từ các vùng dịch hay không.

Để gói hỗ trợ sớm đến được các đối tượng khó khăn do dịch, Sở LĐTB&XH cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý, đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, không để xảy ra việc lợi dụng, trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng hành để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập

Để người khuyết tật (NKT) hòa nhập cộng đồng tốt hơn, công tác khuyến khích NKT tiếp cận và sống độc lập là vô cùng quan trọng. Từ đó, cùng chung với các hoạt động khác nâng cao chất lượng sống, giúp NKT vượt qua những rào cản và vươn lên.

Đồng hành để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập
Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo

Đại học Huế đón nhiều giáo sư (GS), chuyên gia đầu ngành đến chia sẻ kiến thức mới. Không chỉ là dịp để tiếp cận được kiến thức, mà qua đó phần nào còn khẳng định thương hiệu của Đại học Huế.

Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Return to top