ClockThứ Sáu, 29/05/2020 18:27

Tiếp nhận hiến kế khôi phục, chỉnh trang hồ Tịnh Tâm

TTH.VN - Hồ Tịnh Tâm – một trong những danh thắng được xếp vào “Thần Kinh thập cảnh” được kiến tạo dưới triều Nguyễn sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn ô nhiễm đang dần được “hồi sinh” trở thành một điểm đến trên bản đồ du lịch nổi tiếng của Huế. Vào tháng 8 tới đây, hồ Tịnh Tâm sẽ là một sân khấu của Festival Huế 2020.

Đưa hồ Tịnh Tâm trở lại là điểm đến hấp dẫn cho du kháchXây dựng Huế thành thành phố sáng tạo và thân thiện với môi trườngTrồng đường mai trước Đại Nội

UBND tỉnh cho biết, mong nhận được những hiến kế, góp ý về việc chỉnh trang, phát huy giá trị hồ Tịnh Tâm

Hồ Tịnh Tâm xưa kia là một đoạn sông Kim Long, sau được nạo vét, cải tạo vào có tên ban đầu là ao Ký Tế. Đến năm Minh Mạng thứ 3 – 1822, triều Nguyễn đã huy động hàng ngàn binh lính tham gia việc cải tạo, biến nó trở thành vườn ngự uyển. Trong hồ Tịnh Tâm có ba hòn đảo: đảo Phương Trượng nằm giữa hồ nhỏ phía bắc, giữa hồ lớn phía nam là đảo Doanh Châu và đảo Bồng Lai.

Ngày nay, hồ Tịnh Tâm nằm trên địa bàn phường Thuận Thành, TP. Huế. Tuy nhiên, trải qua rất nhiều biến cố, nhiều dấu tích tồn tại đã xuống cấp, hư hỏng. Khu vực quanh hồ cũng bị lấn chiếm, nước thải từ nhiều nơi đổ về, gây ô nhiễm và mùi hôi khó chịu.

Trước thực trạng đó, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng các cơ quan liên quan đã có kiểm tra thực tế hồ Tịnh Tâm. Ông Thọ đề nghị cần tập trung ưu tiên dọn dẹp vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sạch đẹp; có kế hoạch chỉnh trang, bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng tiêu biểu của khu vực kinh thành Huế.

Thời điểm này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai trồng tre dọc hai bên đường Lê Văn Hưu (đê Kim Oanh), đồng thời làm kè tre để giữ đất, chống sạt lở. Rất nhiều ý kiến ủng hộ và cho rằng việc đó là việc làm cần thiết, giúp cho không gian của hồ trở nên đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh trang đó, có một vài ý kiến của người dân góp ý thông qua mạng xã hội về việc trồng hàng tre dọc đê Kim Oanh. Một vị kiến trúc sư đã đề xuất thay vì trồng tre nên trồng các cây thân mộc có hoa như bằng lăng, lộc vừng, liễu rủ để vừa có bóng mát, vừa không che khuất tầm nhìn dọc hồ.

Liên quan vấn đề này, UBND tỉnh cho biết sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của người dân. Chỉnh trang, khôi phục Hồ Tịnh Tâm nói riêng cũng như các hồ trong kinh thành nói chung là mong muốn của tất cả mọi người. Và chủ trương của tỉnh là việc phục hồi và tu bổ phải tôn trọng tối đa tính nguyên gốc của các yếu tố cấu thành di tích, hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp vào yếu tố gốc làm thay đổi các giá trị của di tích.

Trước mắt, đối với Hồ Tịnh Tâm, tỉnh đang tập trung vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải và rác thải, chỉnh trang sơ bộ quanh hồ để giảm sự nhếch nhác. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai trồng tre dọc hai bên đường Lê Văn Hưu là giải pháp tạm thời để giữ đất 2 bên vỉa hè cũng như tạo cảnh quan khu vực hồ, gắn chỉnh trang sơ bộ với phục vụ Lễ hội Áo dài và các hoạt động Festival 2020 sắp tới. Sau thời gian này, tỉnh sẽ triển khai nghiên cứu tổng thể để có giải pháp tu bổ và tôn tạo hợp lý, mang tính lâu dài và bền vững.

UBND tỉnh kêu gọi người dân nâng cao nhận thức, không xả rác thải xuống hồ, bảo vệ môi trường khu dân cư. Ngoài ra, kết hợp ra quân Ngày Chủ nhật xanh để làm vệ sinh môi trường xung quanh Hồ. Bên cạnh đó, mong nhận được các ý kiến đóng góp, trao đổi, hiến kế trên tinh thần cầu thị, có nghiên cứu, giải thích hợp lý của của bà con nhân dân trong và ngoài tỉnh để có một giải pháp tối ưu nhằm khôi phục, chỉnh trang và khai thác hồ Tịnh Tâm một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển

Công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) đã được ngành ngoại vụ tham mưu cho tỉnh triển khai quyết liệt, toàn diện, chuyển biến sâu sắc về chất và lượng, đạt nhiều kết quả quan trọng, tiếp tục đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thừa Thiên Huế.

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển
“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LẦN THỨ VII, NHIỆM KỲ 2023 - 2028
Truyền cảm hứng để khởi nghiệp & đóng góp cho cộng đồng

Những năm qua, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh trở thành “mái nhà chung” cho những doanh nhân trẻ đang khát khao lập nghiệp. Đây cũng là nơi xuất hiện nhiều tấm gương doanh nhân trẻ mạnh dạn, bản lĩnh, sáng tạo, đưa doanh nghiệp (DN) phát triển với quy mô lớn, có uy tín trên thị trường, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Truyền cảm hứng để khởi nghiệp  đóng góp cho cộng đồng
Ra mắt Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương Huế

Chiều 19/10, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và ra mắt Chi hội Nữ trí thức. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, lãnh đạo Hội Nữ trí thức tỉnh và đại diện các ban, ngành liên quan.

Ra mắt Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương Huế
Return to top