Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
11/02/2024 07:31
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.
Khả năng hỗ trợ của công nghệ trong lĩnh vực quản trị nhân sự
22/12/2023 06:06
Theo nghiên cứu toàn cầu “Định hình chiến lược con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Công ty Tư vấn, môi giới bảo hiểm và quản lý rủi ro đa quốc gia Willis Towers Watson (WTW) với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), các xu hướng công nghệ sẽ dẫn đến sự tái phát minh về vai trò tương lai của các nhà quản trị nhân sự (HR), chuyển sang hướng thúc đẩy chuyển đổi kinh doanh và năng suất.
Cổ ngọc kể chuyện trăm năm
04/12/2023 12:27
Những món cổ ngọc quý hiếm được chế tác điêu luyện nằm trong bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn lần đầu tiên được trưng bày, giới thiệu đến công chúng khiến mọi người ngỡ ngàng, thích thú. Nhiều món đồ trong số đó, theo lời của chủ nhân, được thừa hưởng lại từ gia đình, một phần được ông cất công sưu tập từ hàng chục năm theo đuổi niềm đam mê cổ vật.
Khám phá Duệ Sơn
17/09/2023 13:16
Duệ Sơn còn được gọi là núi Lễ, núi Rệ hay Kệ, hình núi hơi nhọn, dáng đẹp, phía đông núi gối đầu lên dòng Tả Trạch. Núi như vị thần canh giữ, đứng trấn trị phía đầu nguồn sông Hương, làm án che chở cho vùng đất tọa lạc Văn Miếu và Võ Miếu. Cùng với núi Ngự Bình và núi Kim Phụng (Thương Sơn), núi Duệ được xem là những ngọn chủ sơn tụ khí của linh mạch xứ Huế. Năm Minh Mạng thứ 17, nhà Nguyễn đã cho khắc tượng núi Duệ vào Tuyên Đỉnh (trong Cửu Đỉnh).
Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”
16/06/2023 14:58
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là di sản thế giới, sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh.
Nghiên cứu xác định sâu, bệnh chính gây hại và biện pháp phòng trừ trên cây sen
05/06/2023 22:34
Chiều 5/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh "Nghiên cứu xác định một số loại sâu, bệnh chính gây hại và các biện pháp phòng trừ trên cây sen (sen Huế và sen cao sản) tại Thừa Thiên Huế" do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chủ trì.
Thúc đẩy quảng bá văn hóa, bản sắc Việt qua môn nghệ thuật thứ bảy
08/03/2023 15:24
Giới nghiên cứu nhận định ba nguyên tắc về tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng vẫn luôn là các nguyên tắc dẫn dắt, đưa điện ảnh Việt Nam phát triển, ghi tên mình lên bản đồ thế giới.
Dập bản Cửu đỉnh
12/02/2023 05:55
Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.
Doanh nghiệp xuất khẩu tập trung tìm thị trường mới
04/01/2023 09:08
Những ngày cuối cùng trước thềm Tết Nguyên đán 2023, doanh nghiệp cả nước đang tập trung cao độ để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhiều tổ chức quốc tế và chuyên gia nghiên cứu đều nhận định rằng, khó khăn của kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu có thể sẽ còn kéo dài sang đầu năm 2023 và tác động không nhỏ tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn?
10/12/2022 06:45
Đối chiếu sử sách hiện nay với các sự việc được ghi chép rõ ràng trong sử sách thời Nguyễn, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế cho rằng, vấn đề “tam bất khả” hay “tứ bất lập” là không có cơ sở. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã phân tích và nhận định như thế trong buổi nói chuyện “Lệ tứ bất lập dưới triều Nguyễn” được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, với sự tham gia của đông đảo các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử.
Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.