ClockThứ Sáu, 14/09/2018 06:47

Tìm phương án bảo tồn bức tranh Cửu long ẩn vân ở chùa Diệu Đế

TTH.VN - Nhằm bảo tồn kịp thời bức tranh Cửu long ẩn vân tại điện Đại Hùng, chùa Diệu Đế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức buổi khảo sát thực tế và tọa đàm về hiện trạng bức tranh.

Chùa Diệu Đế được vua Thiệu Trị cho xây dựng năm 1844 trên nền cũ phủ tiềm để của nhà vua, được triều đình xếp vào hàng Quốc tự. Biến động lịch sử, khoảng năm 1887, các công trình chính của chùa đều bị triệt giải. Đầu thập niên 1950, một số công trình của chùa được xây dựng lại bằng bê tông cốt thép trong đó có điện chính Đại Hùng.

Cửu long ẩn vân ở điện Đại Hùng. Ảnh: Di tích Huế

Tương truyền, năm 1953 nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh là người  đã thực hiện bức bích họa Cửu long ẩn vân trên trần điện và 4 cột trụ tại nội điện. Hơn 60 năm tồn tại, công trình điện Đại Hùng đã bị xuống cấp khá nghiêm trọng, trần điện bị nứt võng một số nơi và đã được tu sửa, dặm vá.

Việc khảo sát và tọa đàm nhằm đánh giá về chất lượng công trình, độ bền và tuổi thọ của các loại vật liệu của điện Đại Hùng đề xuất các giải pháp phù hợp hơn để phục hồi bích họa Cửu long ẩn vân.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

TIN MỚI

Return to top