ClockThứ Bảy, 27/08/2022 20:51

Tọa đàm kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Ngành thủy lợi Việt Nam

TTH.VN - Ngày 27/8, Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT) tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Ngành thủy lợi Việt Nam (28/8/1945- 28/8/2022).

Khắc phục khẩn cấp công trình thủy lợi bị hư hỏngTừng bước nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất ở A LướiChủ động tiêu úng, bảo vệ lúa đông xuân

Buổi tọa đàm với sự tham gia của các đại biểu là nguyên là lãnh đạo trong ngành thủy lợi qua các thời kỳ.

Nâng cấp hồ Phú Bài 2 (TX. Hương Thủy) đáp ứng nhu cầu sản xuất

Tại Thừa Thiên Huế, sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, nhiều công tình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng tiêu biểu như đập Thảo Long, đập Cửa Lác, hồ Tả Trạch, hồ Thủy Yên, hệ thống thủy lợi Tây Nam Hương Trà, Tây Hưng... cùng hàng trăm trạm bơm, kênh mương, bờ bao nội đồng đã và đang mang lại lợi ích to lớn cho người nông dân và nhiều ngành kinh tế xã hội khác của tỉnh.

Trong số các hồ, đập lớn, hiện có 2 công trình hồ chứa Tả Trạch và Hương Điền thuộc danh mục các đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện thuộc loại “đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt”. Tính đến nay, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi với dung tích gần 800 triệu m3.

Để phát huy vai trò cán bộ ngành thủy lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Hội Khoa học Kỹ thuật thủy lợi vào năm 2003. Đến năm 2018, Hội đã kiện toàn Ban Chấp hành và thường trực Hội để duy trì sinh hoạt và tham gia tích cực vào các hoạt động của Liên hiệp Hội KHKT.

Tại buổi tọa đàm, ông Phan Thanh Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh đánh giá, nhìn lại chặng đường 77 năm xây dựng, ngành thủy lợi Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đã đạt được  những thành tựu to lớn. 

Đó là việc triển khai thi hành Luật Thủy lợi, các Nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan và Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã được phê duyệt năm 2018. Nhiệm vụ ngành là phải triển khai thực hiện thật tốt quy hoạch đó vào thực tiễn, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nhất là ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật hiện đại vào quản lý khai thác, sử dụng công trình thủy lợi.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại

Mặc dù được công nhận là địa phương đạt “Loại trừ sốt rét” cuối năm 2022, song tại Thừa Thiên Huế vẫn xuất hiện ca sốt rét ngoại lai trong 2 năm qua. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này từ các tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Return to top