ClockThứ Bảy, 09/07/2016 05:54

Top 5 thành phố có thể thay thế London trở thành trung tâm tài chính EU

TTH.VN - Sau khi Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty đầu tư sẽ phải chuyển giao một phần doanh nghiệp của mình từ London sang EU. Theo trang DW, 5 thành phố châu Âu sau nhiều khả năng có thể thay thế London trở thành những trung tâm tài chính lớn nhất EU.

Frankfurt - một trong những thành phố có thể thay thế London trở thành trung tâm tài chính EU. Ảnh: AP

Frankfurt

Thành phố Frankfurt của Đức có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất để trở thành thủ đô tài chính mới của châu Âu, DW cho biết. Trụ sở chính của các ngân hàng hàng đầu của Đức và các công ty đầu tư, thị trường chứng khoán lớn nhất ở lục địa châu Âu cũng như nhiều văn phòng và chi nhánh của các tổ chức tài chính nước ngoài đều được đặt ở đây. Tuy nhiên, con át chủ bài chính là trụ sở của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng nằm trong thành phố này.

Một yếu tố quan trọng khác là việc sáp nhập sắp tới của 2 thị trường chứng khoán Frankfurt và London. Quyết định kết hợp 2 mô hình thương mại quan trọng nhất của châu Âu đã được đưa ra hồi tháng 2/2016, khi tất cả mọi người mong đợi Anh sẽ ở lại EU.

Paris

Một ứng cử viên sáng giá khác có thể là thủ đô Paris của nước Pháp. Việc nó có trở thành thủ đô tài chính của châu Âu hay không phần lớn sẽ phụ thuộc vào Cơ quan giá sát ngân hàng châu Âu (EBA).

Một mặt, EBA có thể di chuyển đến Frankfurt, nơi có 2 tổ chức quản lý tài chính quan trọng khác, và mặt khác, có thể chuyển đến Paris - nơi mà Cơ quan thị trường và chứng khoán châu Âu (ESMA) và trụ sở của các ngân hàng hàng đầu của Pháp đều được đặt ở đó.

Luxembourg, Dublin, Amsterdam

Theo DW, 3 thành phố Luxemburg, Dublin và Amsterdam cũng có nhiều cơ hội để trở thành trung tâm tài chính sau khi Anh rời khỏi EU.

Các nhà chức trách châu Âu tại Brussels phản đối sự tập trung của các tổ chức châu Âu chỉ trong một vài trung tâm lớn và tìm cách di chuyển chúng đến các thành phố khác nhau trong EU. Do đó, EBA cũng có thể di chuyển đến Luxembourg, Dublin và Amsterdam.

Ngôn ngữ tiếng Anh, văn hóa Anglo-Saxon và các văn phòng của nhiều công ty công nghệ cao từ Hoa Kỳ đều ủng hộ Dublin. Các yếu tố trên và các loại thuế thấp là những yếu tố rất quan trọng đối với các ngân hàng của Anh và Mỹ.

Các loại thuế ở Luxembourg cũng rất thấp. Đây là một trong những lý do tại sao có rất nhiều quỹ đầu tư đặt ở thành phố này. Amsterdam cũng là một ứng cử viên rất có khả năng để trở thành trung tâm tài chính của châu Âu. Trụ sở của các sàn giao dịch chứng khoán Hà Lan và Euronext đều ở đó, cũng như mối quan hệ gắn bó lâu năm của các doanh nghiệp địa phương với nước Anh.

Như vậy, theo DW, các ngân hàng và công ty tài chính có thể sẽ di chuyển doanh nghiệp của mình từ London đến một số thành phố khác nhau trong khu vực đồng euro, nhưng ưu tiên cao vẫn sẽ là Frankfurt và Paris.

Tố Quyên (Lược dịch từ Sputnik & Telegraph)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới

Lái một chiếc ô tô chạy bằng xăng ở thủ đô London (Vương quốc Anh) tốn kém hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, ngoại trừ Hồng Kông (Trung Quốc), một phần là do các con đường tắc nghẽn của thành phố này, theo một kết quả xếp hạng được công bố ngày hôm nay (15/2).

London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới
Anh: Hoá đơn thực phẩm của người dân tăng thêm 6 tỷ bảng vì Brexit

Theo một nghiên cứu vừa được công bố hôm qua (1/12), việc Anh rời Liên minh châu Âu - còn gọi là Brexit, đã làm tăng thêm gần 6 tỷ bảng Anh (7,36 tỷ USD) trong hóa đơn thực phẩm của người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng nặng nề nhất đến hộ gia đình cho thu nhập thấp và tiếp tục gây ra lạm phát “nóng”.

Anh Hoá đơn thực phẩm của người dân tăng thêm 6 tỷ bảng vì Brexit
Return to top