ClockThứ Hai, 27/08/2018 19:45

Tour 0 đồng – hình thức du lịch không được chào đón ở ASEAN

TTH - Xuất hiện tại Thái Lan từ năm 1995 và trở nên khá phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, tour 0 đồng là hình thức khách du lịch mua tour được cho là không mất phí của các hãng lữ hành bán sỉ tour trọn gói.

1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam là người Trung QuốcThái Lan ế khách Trung Quốc do chặn 'tour 0 đồng'Thái Lan ngăn du lịch siêu rẻ để nâng chất lượngDu lịch Thái phục hồi nhanh dù vắng khách Trung Quốc

Khách du lịch Trung Quốc ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: The ASEAN Post

Theo đó, với các tour 0 đồng của Trung Quốc, các đại lý du lịch ở nước này cung cấp các gói tour du lịch miễn phí hoặc rất rẻ, bao gồm dịch vụ ăn uống và chỗ ở. Khách du lịch Trung Quốc bị thu hút bởi chi phí thấp và nghĩ rằng tất cả nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng mà không cần phải biết ngoại ngữ.

Khách du lịch mua tour 0 đồng sẽ được yêu cầu làm theo lịch trình được thiết lập sẵn bởi các hãng lữ hành, trong đó bao gồm các điểm dừng mua sắm bắt buộc. Điều này không phải hiếm đối với các nhà điều hành tour du lịch ở nhiều quốc gia. Giá tour du lịch trọn gói thường được trợ cấp bởi các cửa hàng bán lẻ, do đó không ít trường hợp khách du lịch "bị mắc kẹt" nhiều giờ trong các cửa hàng. Thông thường, du khách sẽ được cho biết giá vé tour của họ sẽ tăng lên nếu họ từ chối vào các cửa hàng này.

Một chuyên gia du lịch cho rằng, các nhà khai thác tour 0 đồng của Trung Quốc đã rất tài tình biến hình thức này thành một “nghệ thuật”. Hầu hết các cửa hàng được kết nối trực tiếp với các nhà điều hành tour và được vận hành thông qua các đại diện ở địa phương để đáp ứng các luật lệ nơi đó. Sản phẩm trong các cửa hàng này sẽ được bán với giá cao hơn nhiều so với thị trường.

Vì họ kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng và chia sẻ doanh thu với nhau nên chỉ có một lượng rất ít chi tiêu của khách du lịch thực sự đổ xuống nền kinh tế địa phương, ngoài các chủ khách sạn và nhà hàng. Du khách cũng thường chịu áp lực cao phải mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ được chỉ định.

Khách du lịch Trung Quốc ở ASEAN

Năm 2016, Chính phủ Thái Lan quyết định đóng cửa các tour du lịch 0 đồng. Khi đó, 3 công ty bị đóng cửa và một số người bị bắt do rửa tiền và điều hành các tour du lịch chất lượng thấp bất hợp pháp. Điều này dẫn đến lượng khách du lịch Trung Quốc đến Thái Lan giảm 12% trong quý IV năm 2016 so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, động thái này chỉ khiến các nhà điều hành tour du lịch Trung Quốc chuyển địa điểm sang nơi khác. Việt Nam, Campuchia đã trải qua sự bùng nổ lượng khách du lịch Trung Quốc. Các quốc gia khác như Philippines, Malaysia và thậm chí cả Lào cũng muốn thu hút thêm nhiều du khách Trung Quốc đến tham quan.

Mặc dù “tour 0 đồng” có chất lượng thấp, nhưng khách du lịch nước ngoài vẫn cung cấp nguồn thu cho các hãng hàng không, khách sạn và nhà hàng. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc LHQ (UNWTO), khách du lịch Trung Quốc chi hơn 20% tổng số tiền chi tiêu của du khách quốc tế. Trung bình mỗi ngày, khách du lịch Trung Quốc chi tiêu gấp đôi du khách các nước khác.

Gần đây, Việt Nam cũng đang đẩy lùi các tour 0 đồng. Giống như Thái Lan, điều đáng lo ngại là các tour này có chất lượng dịch vụ thấp và trải nghiệm kém sẽ làm hoen ố hình ảnh đất nước. Tháng 3/2017, khi Thủ tướng kêu gọi chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ninh xác nhận về tình trạng chất lượng dịch vụ thấp, khoảng 15 “cửa hàng bí mật” đã đóng cửa.

Du lịch bằng tour 0 đồng có thể vẫn tồn tại do nhiều khách du lịch tiềm năng ở Trung Quốc hoàn toàn không biết gì về những cạm bẫy của nó. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều du khách Trung Quốc thông thái hơn và thích đi du lịch độc lập hơn.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên

TIN MỚI

Return to top