ClockThứ Năm, 17/04/2014 05:25

Trí thức trẻ tình nguyện trên vùng cao A Lưới

TTH - A Lưới là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh, có 12 xã biên giới, 18 xã đặc biệt khó khăn. Sẻ chia với đồng bào nơi đây, Đội trí thức trẻ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92 đã tình nguyện lên đây thực hiện "ba cùng" với bà con...

Năm 2012, 20 trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) có trình độ: đại học, cao đẳng, trung cấp (trong đó 15% là người dân tộc thiểu số) được tuyển dụng, biên chế về Đoàn KT-QP 92. Sau khi được tập huấn các phương pháp, kỹ năng công tác dân vận, Đoàn thanh niên, phụ nữ, khuyến nông, khuyến lâm... các TTTTN tăng cường cho 5 xã nơi Đoàn KT-QP 92 đứng chân: A Roàng, A Đớt, Hương Phong, Hương Lâm, Đông Sơn. Phát huy vai trò xung kích tình nguyện, trách nhiệm và trình độ chuyên môn được đào tạo, các TTTTN phối hợp với địa phương khảo sát, nắm tình hình, đặc điểm, tập quán, thói quen nuôi trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi của đồng bào. Với phương thức “Cầm tay chỉ việc”, làm mẫu, làm điểm, các TTTTN thường xuyên đến từng hộ gia đình kiểm tra, hướng dẫn giúp đồng bào thay đổi phương thức canh tác, chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế; xây dựng mô hình điểm cho nhân dân học tập, hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh cho trâu, bò, lợn, gà… Các TTTTN tích cực phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện A Lưới, Công ty Giống cây trồng vật nuôi tỉnh mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước, trồng ngô lai, trồng cây ăn quả và kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cho bà con. Đồng thời, tuyên truyền vận động các em học sinh đến trường, mở các lớp học xóa mù chữ tại các thôn, bản; tham gia làm đường giao thông nông thôn, làm nhà tình nghĩa… cho đồng bào

Đội trưởng Ngô Gia Truyền, phụ trách địa bàn xã A Đớt và Hương Lâm chia sẻ: “Chúng em xuống địa bàn, nắm tình hình để tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, xắn tay áo cùng làm với bà con, có như thế bà con mới tin. Sống giữa bà con, cùng ăn, cùng ở, cùng làm những việc làm thiết thực và có ích, mang lại hiệu quả, nên bà con thương lắm!”.
`Tại thôn Ba Rít, xã A Đớt, từ khi có TTTTN, chuyện làm ruộng, cách gieo sạ, bón phân đều có các bạn tận tình hướng dẫn. Già Hồ Văn Tếp khẳng định: “Trước đây, tui chỉ làm toàn lúa rẫy, năng suất rất bấp bênh. Từ ngày có đội TTTTN trình diễn mô hình, bà con đã học hỏi được nhiều điều từ cách gieo sạ lúa nước, chăm sóc và bón phân cho lúa tốt, bà con mừng lắm”. Niềm vui của bà con cũng chính là niềm vui của các đội viên TTTTN. Anh Nguyễn Thanh Tú, một thành viên trong đội tình nguyện tâm sự: “Ở đây, bọn em được các các mế (mẹ), các bố yêu thương như con. Có đám giỗ, đám hỏi gì trong xã là họ đều mời dự cả. Nhiều khi, nhà chỉ có con gà nhưng nghe tin có đội viên bệnh là bà con đem đến biếu. Không nhận là các mế, các bố giận, còn nhận thì ngại vô cùng”. 
Thượng tá Hà Thanh Cương, Trưởng phòng Tham mưu – Kế hoạch Đoàn KT-QP 92 cho biết: Đồng bào ở đây họ vốn quen với nương rẫy, với ngôn ngữ dân tộc mình, đa phần đều lớn tuổi, nên mở lớp học cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cô giáo Phan Thị Mỹ Lệ (đội viên TTTTN) trải lòng: “Khi chúng tôi giảng theo phương pháp giáo án chuẩn bị sẵn thấy học sinh cứ ngơ ngác nhìn, không hiểu. Mặc dù đội ngũ giáo viên trợ giảng đến từng bàn để hướng dẫn nhưng hiệu quả lên lớp những ngày đầu rất thấp”. Trăn trở, suy nghĩ, các bạn trí thức trẻ tình nguyện đã tìm ra những phương thức dạy sáng tạo, gần gũi với đời sống của đồng bào hơn.
Cùng với nhiệm vụ giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đội ngũ TTTTN còn tham gia với cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố hệ thống chính trị, xây dựng đời sống văn hóa thôn bản, thực hiện “3 bám, 4 cùng” với nhân dân, giúp nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo, loại bỏ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng bản làng văn hóa, gia đình văn hóa, chống các tệ nạn xã hội”… Qua đó, các TTTTN không chỉ những người con, người bạn thân thiết, là chỗ dựa cho đồng bào dân tộc, mà còn là địa chỉ tin cậy của cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Tuấn Võ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thuỷ: Tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho đoàn viên thanh niên, học sinh

Sáng 21/4, Thị đoàn Hương Thủy phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh tổ chức chương trình truyền thông tư vấn hướng nghiệp, việc làm và định hướng đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng năm 2024 cho đoàn viên thanh niên, học sinh của các trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn

Hương Thuỷ Tư vấn hướng nghiệp, việc làm cho đoàn viên thanh niên, học sinh
Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và sáng tạo tuổi trẻ trong thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, Huyện đoàn A Lưới tích cực triển khai những công trình, mô hình đoàn thanh niên tiêu biểu, góp phần thay đổi tích cực diện mạo huyện miền núi.

Diện mạo mới từ các công trình thanh niên
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top