Văn hóa - Nghệ thuật Văn nghệ - Âm nhạc
NGHỆ SĨ ƯU TÚ ÚT BẠCH LAN:
"Trở thành người của nhân dân là sướng rồi"
TTH - Không được gặp ngoài đời, chỉ nghe tiếng ca hay gặp trên ti vi, nhưng nhiều nghệ sĩ đã ở trong trái tim của người mến mộ, một trong những người hạnh phúc như thế là Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Út Bạch Lan.
Đã bước qua tuổi 80, bà vẫn còn rất đẹp và luôn xưng Út nên cuộc chuyện trò diễn ra thật nhẹ nhàng và “dễ thương chi lạ”.
NSƯT Út Bạch Lan trong vòng tay người hâm mộ
Thưa bà, 70 năm trong nghề, bà thấy điều gì là quan trọng nhất trong đời nghệ sĩ ?
NSƯT Út Bạch Lan: Điều quan trọng là lòng yêu nghề. Người nghệ sĩ yêu nghề là phải học hoài. Nghệ sĩ không thể ngừng học. Đôi khi diễn một vai rất nhỏ thôi những nếu lơ đễnh là tự giết chết mình. Người ta chê là chê cả nhóm chứ không phải một người nên Út luôn sợ vì mình mà người ta chê cả đoàn. Út phải chăm chút từ vai diễn, lời ca cho đến trang phục.
Bây giờ đất diễn cải lương bị thu hẹp nhiều, bà có ước mơ gì không?
Út ước mơ nhiều lắm: mơ các em thật yêu nghề, mơ tác giả quay lại viết tuồng, xây dựng cải lương sống lại. Thật tình cũng phải thừa nhận rằng do mình bây giờ hơi dễ dãi với nghề, chính mình làm nghề cũng không chấp nhận, nên hãy tự nhìn lại mình để nỗ lực. Bây giờ vẫn còn một lượng khán giả trung thành với cải lương. Khi hát lại những vở tuồng cũ, khán giả đông lắm, vé bán hết luôn, người ta đâu có bỏ mình, tại mình làm cho người ta bỏ.Thời Út còn trẻ, hát muốn xỉu luôn, hát sướng lắm. cống hiến hết mình.
Bà có điều gì nhắn gửi cho những người say mê nhạc cổ truyền?
Điều đầu tiên là Út muốn nói lời xin lỗi và cảm ơn khán giả. Cuộc đời Út được bà con thương yêu và chăm sóc, ủng hộ quá nhiều: 8 tuổi Út biết hát, 11 tuổi đã lên sân khấu. Cuộc đời có lúc thăng lúc trầm, nhưng nghĩ lại Út thấy mình vui nhiều hơn buồn. Đó là nhờ khán giả đã ủng hộ. Thứ hai là làm nghề đừng ngại vai, những vai hợp với mình là đóng. Cũng đừng sợ đóng vai nhì,vai ba. Cứ cố gắng từng vai nhỏ rồi sẽ có lúc được thử vai lớn hơn. Yêu nghề, chăm chút từng cách diễn, lời ca, nghệ sĩ nên có phong cách riêng, đừng nên lai căng.
Vẫn say nghề khi cất tiếng ca
Bà là người thường đóng vai bà mẹ, lấy nước mắt của bao nhiêu người, vậy làm sao bà tạo được sự truyền cảm đến vậy?
Út mồ côi cha, sống với mẹ, lớn lên trong nghèo khó nên Út rất thương mẹ, hiểu được những vất vả của mẹ. Út đóng vai bà mẹ khi mới 20 tuổi. Nhiều đêm diễn, vừa bước ra sân khấu là khán giả vỗ tay, hạnh phúc lắm. Đêm đó về vui đến mức không ngủ được.
Bà thích nhất được người mến mộ gọi bằng danh hiệu gì?
Người ta đặt tên cho Út nhiều lắm, nào là “đệ nhất đào thương”, “nữ hoàng vọng cổ”, “vương nữ sương chiều”, “sầu nữ” nhưng Út thích nhất là “sầu nữ”. Cũng không biết vì sao nhưng danh hiệu đó nghe đơn giản. Làm người ai cũng có vui có buồn, danh hiệu vậy là cho tiếng ca, vai diễn buồn, còn ngoài đời Út là người vui nhiều hơn buồn.
Bà đã được phong tặng danh hiệu NSUT, bà có nghĩ đến danh hiệu cao hơn - NSND chẳng hạn?
Phải làm đơn để được phong tặng NSND nên Út xin thôi. Bây giờ đi ra ngoài đường, cô bác, chị em biết Út là đủ, là hạnh phúc lắm rồi, Út trở thành người của Nhân dân, rứa là sướng rồi. Bây giờ Út cũng lớn tuổi rồi, chỉ đi hát những chương trình từ thiện và tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ một số em nhỏ trong nghề. Khi hát cho những chương trình từ thiện, Út xúc động ghê lắm, Út muốn trả ơn những người đó đã từng mua vé xem Út hát, đã từng cổ vũ, động viên Út cũng như những bạn diễn trong đoàn, họ đã góp một phần vào thời hoàng kim của sân khấu cải lương.
Xin bà một lời chia sẻ để sống trong cuộc đời?
Hãy yêu thương nhau. Hãy sống hết mình với nghề, với người, với đời thì tự khắc niềm vui sẽ đến.
Xin chân thành cảm ơn bà!
XUÂN AN (Thực hiện)
- Khơi nguồn sáng tạo từ trại sáng tác “Phú Vang ngày mới” (24/05)
- Có một người thơ nấu ăn (24/05)
- Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh" (23/05)
- Nami mùa cây vàng lá (22/05)
- Tâm tịnh & lòng thành (22/05)
- Hoa vàng phố cũ (22/05)
- Xác nhận hai đoàn nghệ thuật quốc tế đầu tiên tham gia Festival Huế 2022 (21/05)
- Chuyển đổi hoạt động thư viện, khơi dậy phong trào đọc (21/05)
-
Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Hoa vàng phố cũ
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Mùa dâu tằm tím ngát
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế
- Thăm cố hương Văn hàn ty Nguyễn Đình Huy
- Ẩm thực - chất liệu tạo nên nền kinh tế
- Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ diễn ra từ 30/4 - 1/5
- 23 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Tỏa sáng cùng âm nhạc”
-
Xác nhận hai đoàn nghệ thuật quốc tế đầu tiên tham gia Festival Huế 2022
- Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Tâm tịnh & lòng thành
- Ngày hội Sen Huế diễn ra từ 4 - 5/6
- Hoa vàng phố cũ
- Bế mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi
- Sôi động Ngày hội dân vũ “Vũ khúc tháng 5”
- Chuyển đổi hoạt động thư viện, khơi dậy phong trào đọc
- 3 vở diễn tham dự Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2022
- Đời sống của nhựa và những tác hại
-
Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộc
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” diễn ra trong 3 ngày