Thế giới Thế giới
UNHCR: 200.000 người tị nạn Afghanistan hồi hương từ Pakistan
TTH.VN - Hơn 200.000 người tị nạn Afghanistan đã hồi hương từ Pakistan trong năm nay; trong đó, số người hồi hương chỉ riêng trong tháng 9/2016 chiếm gần một nửa, UNHCR cho biết, là con số cao nhất kể từ khi Mỹ lật đổ lực lượng Taliban năm 2002.
Ước tính hiện có khoảng 1 triệu người Afghanistan không có giấy tờ đang ở Pakistan. Ảnh: INP
Làn sóng những người tị nạn trở về đất nước bị chiến tranh tàn phá này diễn ra sau khi Pakistan siết chặt việc kiểm soát biên giới đất nước hồi tháng 6 và bắt đầu trừng phạt thẳng tay những người Afghanistan không có giấy tờ.
Phần lớn - hơn 185.000 người - đã trở về sau tháng 7, với gần 98.000 người vượt qua biên giới chỉ tính riêng trong tháng 9, phát ngôn viên của UNHCR Qaisar Khan Afridi tiết lộ với AFP.
"Từ tháng 1/2016 đến nay, số lượng người tị nạn tự nguyện hồi hương về Afghanistan đã vượt qua con số 200.000", ông Afridi cho biết.
Càng ngày, số người hồi hương càng tăng lên. Các quan chức nói rằng, chỉ trong 4 ngày đầu tháng 10 này, đã có đến 5.000 người trở về mỗi ngày.
Theo một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế ngày hôm qua (4/10), Pakistan hiện là nơi trú ẩn của 1,6 triệu người tị nạn, trở thành nước lưu trữ người tị nạn lớn 3 trên thế giới.
UNHCR ước tính rằng, hiện có khoảng hơn 1 triệu người tị nạn không có giấy tờ đang ở Pakistan.
Các quan chức Pakistan cho biết sự gia tăng hiễn ra sau khi nước này tuyên bố sẽ thắt chặt kiểm soát biên giới, đặc biệt là ở phía cổng Torkham.
Tuy nhiên UNHCR trích dẫn một loạt các lý do khác có thể đẩy cao làn sóng người tị nạn quay trở lại Afghanistan, bao gồm tình trạng gia tăng lo lắng và bất an của những người tị nạn về cuộc sống ở Pakistan.
Các yếu tố khác có thể kể đến bao gồm quyết định của UNHCR - tăng gấp đôi mức tài trợ tiền mặt cho người hồi hương tự nguyện từ 200 USD lên 400 USD cho mỗi cá nhân trong tháng 6/2016, và một chiến dịch của chính phủ Afghanistan nhằm thu hút người dân trở về với khẩu hiệu "Đất nước tôi, đất nước xinh đẹp của tôi".
Tuy nhiên tại Afghanistan - quốc gia bị tàn phá nghiêm trọng bởi hơn 3 thập kỷ xung đột, chính quyền cảnh báo số lượng người di tản đã vượt qua khả năng đối phó của các cơ quan chính phủ và các tổ chức viện trợ.
Trong khi đó, EU hôm 3/10 cho biết vừa ký kết một thỏa thuận tạm thời với Afghanistan để nhận lại người di cư, trước một hội nghị ở Brussels nhằm đảm bảo các khoản viện trợ tài chính quốc tế cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Tuy nhiên, các quan chức Liên minh châu Âu đã phủ nhận việc cam kết viện trợ phụ thuộc vào việc chính phủ Kabul chấp nhận sự trở lại của hàng chục ngàn người Afghanistan từ một châu Âu đang quá căng thẳng.
Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & Asiaone)
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực (17/08)
- Dữ liệu lớn sẽ mang lại lợi ích hơn 100 tỷ USD cho Đông Nam Á (17/08)
- Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế (17/08)
- Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào (17/08)
- Apple Watch và MacBook sẽ lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam (17/08)
- Cuba cho phép nước ngoài đầu tư vào bán buôn, bán lẻ sau 60 năm (17/08)
- Trung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh (16/08)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát