ClockThứ Hai, 21/09/2020 15:12

Vẫn chuyện cây xanh đô thị

TTH - Đến chiều 20/9, sau hơn 2 ngày bão số 5 quét qua, trên một số tuyến đường ở TP. Huế, cây xanh ngã đổ vẫn ngổn ngang, dù ngay sau bão, Công ty CP Môi trường & Công trình đô thị Huế đã huy động 600 công nhân dọn dẹp, phong quang đường sá.

Nghiên cứu trồng hệ thống cây xanh công cộng bền vững

Cây xanh gãy đổ trên đường Yết Kiêu sao bão số 5

Với cường độ mạnh như cơn bão số 5, thiệt hại là điều không tránh khỏi, kể cả cây xanh đô thị. Nhiều cây cổ thụ vững chãi, bề thế bị bão quật ngã. Tuy nhiên, việc cây xanh ngã, đổ nhiều trong bão lại là vấn đề đã được cảnh báo, trước tình trạng cây xanh được trồng chưa đúng quy chuẩn, thiếu chăm sóc thường xuyên, thiếu đồng bộ mà việc cắt cây, xén cành trước mùa mưa bão chỉ là giải pháp tình thế.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, trên địa bàn TP. Huế hiện đang có nhiều loài cây xanh có tỷ lệ nguy cơ cao về gãy đổ trong điều kiện thời tiết không bình thường (mưa, bão) như phượng đỏ, phượng vàng, me tây, so đo cam, bằng lăng... Trao đổi với chuyên gia cây xanh, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Xuân Cẩm sau bão, ông cho biết, phần lớn cây xanh ở Huế ngã đổ trong bão số 5 là cây phượng vàng. Đây là loài cây dễ trồng, nhanh lớn, có hoa đẹp nhưng giòn, dễ gãy, đổ, trong khi nó đang chiếm khoảng 70% tỷ lệ cây xanh của đô thị Huế.    

Những bất cập khác, báo chí cũng đã nhiều lần đề cập như tình trạng cây xanh tự phát, do người dân trồng. Trong nhiều thời điểm, nhiều vị trí, cây xanh được trồng chưa đúng cách. Thực tế là sau bão số 5, một số cây xanh ngã đổ lộ ra phần bầu (gốc cây) còn nguyên tấm bọc quanh rễ... Những nguyên nhân chủ quan này dẫn đến cây xanh đô thị thiếu an toàn trước thiên tai. Vấn đề cũng đã được dư luận, các chuyên gia đánh động trước mùa bão năm nay, khi tại một số tỉnh, thành, cây xanh đô thị ngã đổ gây chết người. Riêng  ở TP. Huế, dù giữa mùa hè, một số cây xanh (phượng, bồ đề)  bỗng bật gốc, ngã đổ, gây lo ngại.

Việc chăm sóc cây xanh đô thị, theo cơ quan quản lý là được tiến hành thường xuyên, đặc biệt trước mùa mưa bão. Song vẫn còn lượng không ít cây xanh trong khuôn viên nhà dân, trụ sở cơ quan, tại khu quy hoạch...chưa bàn giao cho đơn vị chuyên môn quản lý. Chưa kể việc chọn cây gì, trồng như thế nào, công tác chăm sóc, cắt mé lượng cây tự phát này đang dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện. Ngay cả số cây xanh đã được đưa vào diện quản lý thì công tác chăm sóc cũng gặp khó khăn như thiếu nhân lực, thiếu kinh phí…

Những ngày tới, công tác phục hồi cây xanh đô thị sau bão sẽ phải tiếp tục, kèm theo sự tốn kém về công sức, tiền bạc. Thành phố tiêu điều khi cây xanh bị tàn phá chắc chắn phải mất nhiều thời gian hoàn tác. 

Cùng với đó, việc đánh giá thiệt hại song song đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị cũng cần đặt ra rốt ráo, quyết liệt để có giải pháp chiến lược, đồng bộ. Đó là trồng cây gì, trồng như thế nào, quản lý, chăm sóc ra sao.

Với ảnh hưởng thất thường của khí hậu, bão, lụt sẽ ngày càng khó lường về tần suất, cường độ. Giải pháp an toàn, bền vững cho hệ thống cây xanh đô thị, hạn chế thấp nhất thiệt hại, gây tốn kém, ảnh hưởng dân sinh, môi trường… trong thiên tai là bài toán cấp bách đặt ra.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
“Năng lượng” mới

Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

“Năng lượng” mới
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top