ClockChủ Nhật, 18/12/2016 07:59

Văn hóa du lịch thân thiện

TTH - Toàn tỉnh vừa tiến hành các đợt thanh tra liên ngành nhằm tạo dựng môi trường văn hóa du lịch.

Một vấn đề quan trọng để phát triển du lịch Huế hiện nay là nguồn nhân lực. Hiện lao động phục vụ trong ngành Du lịch khoảng 34.000 người, trong đó 14.000 lao động trực tiếp. Tỷ lệ lao động du lịch đã qua đào tạo, có kinh nghiệm về nghề du lịch, về quản lý khách sạn, marketing, ngoại ngữ, tin học… tăng khá trong năm 2016. Một thống kê khác, đã có 85-90% lao động trong các doanh nghiệp lớn đã qua đào tạo, có doanh nghiệp còn gửi nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài… Báo cáo cũng cho biết, tại các mô hình du lịch cộng đồng ở A Lưới, Hương Thủy…, việc đào tạo cho người dân về kỹ năng tổ chức cơ sở lưu trú đã được tiến hành…

Xem ra, nếu đúng như con số ngành Du lịch nêu thì Huế có thể yên tâm phần nào về yếu tố con người. Ít ra, những con người trong ngành Du lịch đã được đào tạo rằng, chính môi trường văn hóa du lịch mà họ tạo dựng sẽ nuôi sống họ. Nụ cười của họ, sự tận tụy dành cho du khách sẽ đem lại thu nhập cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, môi trường du lịch được tạo dựng không phải chỉ bởi cán bộ, nhân viên, người lao động trong ngành; một khi chúng ta đã xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần có một sự quyết liệt vào cuộc trong nay mai, thì cũng phải xác định rằng, môi trường văn hóa du lịch thân thiện phải được toàn dân tạo dựng. Môi trường văn hóa du lịch không chỉ là sự trang nhã mà du khách bắt gặp ở các khu di tích, sự yên tĩnh, trong lành mà du khách được tận hưởng khi đến với thắng cảnh thiên nhiên, những nụ cười khiến du khách cảm thấy ấm lòng bất chợt ở đó đây… mà nó còn được hiện diện khi du khách chứng kiến một đời sống hiền hòa và mến khách của người dân sở tại.

Một trong những đặc điểm rất riêng của văn hóa du lịch Huế là nghệ thuật ẩm thực. Ẩm thực trước hết phải đặt an toàn vệ sinh thực phẩm làm hàng đầu. Hiện tỉnh nhà đã sản xuất gạo sạch, song người dân vẫn đang dùng gạo Thái Lan hay các nơi khác do gạo sạch của ta chưa được quảng bá rộng rãi. Và các loại rau - củ - quả, gần như xưa nay đang “nhường” thị phần cho rau quả Đà Lạt và các nơi khác, trong khi cơ quan chức năng rất khó xác định chúng sạch hay không.

Trên địa bàn tỉnh cũng đã có những vườn rau sạch như làng rau Thành Trung, rau má Quảng Thọ…, song rõ ràng là tỷ lệ rau sạch ở Huế vào các nhà hàng Huế chưa nhiều. Vậy thì rõ ràng ngành Nông nghiệp phải có chiến lược sản xuất thực phẩm sạch phục vụ cho nền du lịch bền vững trong tương lai. Ẩm thực Huế dành cho du lịch cũng đòi hỏi mang đặc trưng hương vị vùng Huế. Du khách sành ăn vẫn thích cọng rau thơm, rau quế, rau răm… xứ Huế hơn vùng khác, bởi nó mang hương vị đậm đà hơn. Hay con cá ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, người sành ăn vẫn nhận ra nó thơm ngọt hơn nhiều vùng đất khác. Vậy thì cũng phải tính tới chuyện sản xuất thực phẩm mang hương vị Huế đặc trưng nữa. Đó cũng là câu chuyện của môi trường văn hóa du lịch thân thiện.

THANH NGỌC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

TIN MỚI

Return to top