ClockThứ Bảy, 27/12/2014 17:28

B.A.V.H và vấn đề tiếp xúc văn minh Đông – Tây

TTH.VN - Ngày 27/12, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tọa đàm khoa học 100 năm B.A.V.H (1914-2014) và vấn đề tiếp xúc văn minh Đông – Tây đầu thế kỷ XX.


Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm đánh giá cao giá trị các công trình nghiên cứu của B.A.V.H về Huế.

B.A.V.H (Bulletin des Amis du Vieux Hue) là tạp chí, diễn đàn khoa học của A.A.V.H (Association des Amis du Vieux Hue – Hội Đô thành hiếu cổ). Đây được xem là một tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó, được xuất bản đều đặn trong 30 năm, cho đến năm 1944 thì đình bản do biến cố chính trị. Linh mục Léopold Cadière làm chủ bút suốt thời kì tồn tại của tập san. Có thể nói, đây là một pho sách qúy cho những ai muốn tìm hiểu về Huế.

Với 31 năm liên tục hoạt động, B.A.V.H góp phần không nhỏ vào công việc nghiên cứu về Huế xưa, triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam, tựu chung các vấn đề: Kinh thành Huế và phụ cận, lịch sử Huế và An-nam, nghệ thuật xứ Huế, ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa dân gian xứ Huế...

Các đại biểu tham dự tọa đàm đánh giá cao vai trò, giá trị của B.A.V.H - một hiện tượng độc đáo, tiêu biểu cho quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa và văn minh Đông – Tây đầu thế kỷ XX ở Việt Nam – miền Trung – Huế. Các công trình nghiên cứu trong các tập san này đã mở ra, đặt tiền đề, nền móng quan trọng cho việc nghiên cứu Việt Nam, miền Trung, Huế trên nhiều phương diện: Champa học, phong tục học, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn xướng... Đến nay, đối với nghiên cứu Huế hay nghiên cứu Việt Nam vẫn còn nhiều bài học kinh nghiệm, như: Vấn đề nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hoạt động nghiên cứu...

Vấn đề kế thừa, phát huy giá trị các công trình nghiên cứu trong tập san B.A.V.H phục vụ công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế hiện nay cũng được các nhà nghiên cứu tập trung thảo luận.

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top