Thứ Tư, 02/02/2022 15:13
(GMT+7)
Hình ảnh con hổ trong đời sống văn hóa Huế
TTH.VN - Hổ hay cọp, beo, hùm, khái… là loài thú hung dữ, sống dưới đất nhưng lại biết leo trèo cây và bơi lội nơi sông suối. Người xưa nể sợ và suy tôn hổ là “chúa sơn lâm”, “ông ba mươi”, thần hổ. Trong 12 con giáp, Hổ (Dần) đứng hàng thứ ba của địa chi.
Hổ hiện diện trong nhiều công trình di tích qua hình thức hổ phù, lưỡng long chầu hổ phù, lưỡng long chầu hổ phù đội bầu thái cực… Hình tượng con hổ được thấy nhiều nhất trong tranh dân gian Huế, qua các hình thức vẽ tay và in mộc bản; đặc biệt là tranh làng Sình…
Hình ảnh con hổ từ lâu đã gắn bó mật thiết trong đời sống người dân Huế từ hoàng cung cho đến dân gian; từ văn hóa cho đến đời sống tâm linh...
Cùng Thừa Thiên Huế Online ngắm chùm ảnh biểu tượng con hổ trong đời sống văn hóa Huế:
Hổ đúc nổi trên Cao Đỉnh
... Và thêu nổi trên bổ tử quan phục võ thất phẩm (trái); võ tứ phẩm (phải) dưới triều Nguyễn
Hình mặt rồng hổ phù ở đầu hồi tiền điện và chính điện của Điện Thái Hòa
Thờ tượng hổ tại đình làng Hải Cát, Hương Thọ (TP. Huế)
Hổ ở cổng nhà họa sĩ Đỗ Văn Lân
Ngũ hành sơn động trong tranh dân gian Huế
Tranh "Hoàng hổ thần tướng"
Hổ cùng các con giáp trong tranh làng Sình
Đấu voi và hổ đầu thế kỷ 20 qua bức tranh "Ngày tết ở Phú Xuân"
Bảo Minh (Thực hiện)