ClockThứ Năm, 24/06/2010 18:14

Một đời thơ hướng thiện

TTH - Lần lữa mấy bận rồi sau cùng, đoàn “Nhớ Huế”đã về quê nhà giữa những ngày thu tuyệt vời. Trong đoàn còn có ba người nữ cùng mang tên “Anh”- thành viên của Nhớ Huế: Tôn Nữ Trâm Anh, Hồ Thị Hoàng Anh và Hồ Đắc Thiếu Anh. 

Chuyến về thăm quê hương của đoàn đã được các phương tiện truyền thông tại Huế đưa tin và phát sóng. Nhiều người ở Huế đã biết đến những người Nhớ Huế về giữa lòng Huế yêu thương mà lòng vẫn canh cánh “Sống tha hương thì không có lỗi/ Quên quê hương mới là người có tội”(Đinh Phong).

Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã nhớ Huế như thế. Chị là một trong số thành viên đầu tiên của Nhớ Huế và là Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, cùng hành trình với thơ và các tổ chức từ thiện “từ ấy”cho đến bây giờ.
 
 

Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh bên những tác phẩm thư pháp của chị - ảnh VNN
 
Huế trong lòng một người
 
Quê ở làng Chuồn (An Truyền),chị là nhà thơ nữ của dòng họ Hồ Đắc nổi tiếng của cố đô Huế. Chị là nữ sinh Đồng Khánh, theo gia đình vào Sài Gòn từ năm 1970. Tốt nghiệp đại học kinh tế, nhưng lại lập thân bằng thơ văn. Trước khi là một người ”Nhớ Huế”, chị đã in hai tập thơ: “Mênh mông chiều” (1992) và “Giọt buồn nghiêng” (1998). Nhiều bài thơ của chị được nhiều người biết đến, như: Mưa đêm trong vườn xưa, Mưa Huế, Huế vẫn dễ thương…
 
“Nằm nghe từng giọt mưa đêm
Mà thương cây khế ướt thêm nỗi buồn”
“Khi mô em về thăm Huế xưa
Nhớ gói giùm em một chút mưa
Gói thêm chút lạnh từ chân tóc
Buốt thấu buồng tim vẫn chưa bưa”
“Cõi phù vân cõi phù vân
Về thăm quê lại tần ngần nhớ quê
… Chừ em cánh hạc hao gầy
Về thăm để nhớ vơi đầy Huế ơi”
 
Đọc thơ Hồ Đắc Thiếu Anh của giai đoạn sáng tác buổi đầu, nhà thơ quá cố Kim Tuấn có nhận xét khá tinh tế và thú vị: “…Thơ Hồ Đắc Thiếu Anh mang nặng tâm hồn cô gái Huế. Có lẽ phải nói Huế của tiếng chuông Thiên Mụ lặng lẽ trên dòng sông, nhưng nồng nàn tiếng vọng. Huế của sông Hương vỗ sóng trên mạn thuyền đi, Huế của câu Nam Ai xao động lòng kẻ chưa về. Huế một đời người trong lòng một người. Nay Huế đã là thơ, xin để thơ tràn vào lòng người như dòng sông xôn xao những hàng sóng nhỏ, như dáng chiều mênh mông nỗi nhớ, như điều phải nói sẽ nói trong thơ…”.
 
Chiếc dằm thơ – một đời thơ
 
Thơ và thơ phổ nhạc của Hồ Đắc Thiếu Anh cũng an nhiên góp cho đời bằng cách lan toả riêng biệt. Những câu thơ tâm tình nhẹ nhàng, một thoáng thôi, dường như đã mang vào hơi thở của Huế - nỗi - niềm sau bao đổi thay, hưng phế. Thơ của chị ngày càng trăn trở, sâu lắng hơn. Tâm Huế và sắc màu tôn giáo đã đằm sâu trong từng câu thơ, bài thơ. Mưa Huế ư ? Không chỉ là “Mưa giăng đỉnh Ngự se lòng nhớ /Gió buốt dòng Hương lạnh tái tê” mà đã là “Hạt buồn rơi trên tóc /Vạt áo dường như khóc” và “Chắp tay xin trời tha cho tội nhớ /Trải lòng mây trắng xa xót từng giọt mưa rêu”. Nhớ Huế ư? Cũng chẳng phải là “Chừ về Huế vẫn dễ thương /Nắng hanh rải ấm nẻo đường em qua”mà làø nỗi niềm trăn trởCơn sầu xô ngã cả cô đơn” và “Trông khói tuyết bờ vai gầy se lạnh / Những ngày tha hương”. Những thao thức trong thơ vẫn còn đó: “Và tình yêu ngàn năm chín muồi trái cấm /Hạt cát vô tâm rơi vào hư vô”.
 
Nó không chỉ là một nỗi nhớ, một kỷ niệm mà là tâm thức về cuộc đời: “Em vô tình cô đơn /Với giấc mơ /Không bao giờ kể”. Thế giới thơ của chị vừa gần gũi, đằm thắm đó: “Có tiếng lá rơi vào tim / Chênh vênh đôi bờ thức tỉnh / Chong mắt mơ miền cát mịn / Xin cho trở về bình yên” (Cát bụi mênh mông), “Đêm trăng sáng níu trời cong gần đất/ Bóng mẹ trăng vàng mát rượi đời con /Món quà trời cho mẹ chăm chút mỏi mòn /Dãi nắng dầm sương dốc đời dâu bể” (Lòng mẹ mưa nguồn). Có một tình Huế sáng trăng rằm: “Tâm hồn em /Như có tia nắng vàng rực rỡ /Rọi bình minh vào /Aám ngõ chiêm bao /Nếu có phép mầu /Em sẽ biến đêm Kim Long dài vô tận / Cho anh mãi mãi đợi chờ/ Như Huế vẫn chờ em…” (Như có tia nắng vàng) và cũng đầy trăn trở sâu sắc :”Cũng may lòng vẫn ngọt ngào tình quê / Nợ sông Hương một lời thề / Đành xin hẹn lại mai tê đáp đền!” (Chiếc dằm thơ).
 
Đọc khổ thơ kết này, nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Kim Thanh viết: “Ta cảm nhận ý tứ ngồn ngộn, sâu sắc. Chị nói tình yêu, tình quê hương hay tình thơ đây? Cả ba? Hơi tham một chút. Trái tim nhỏ bé của nhà thơ lãng mạn muốn ôm tất cả! Chiếc dằm thơ đã ăn sâu trong tim, tạo cho chị cảm hứng sáng tác… Nỗi đau rồi cũng đi qua… Ý thơ gói lại mà mở ra một cách nhìn nhân hậu, thánh thiện về tình đời thật đẹp… Sâu thẳm trong cõi lòng chị vẫn hẹn “mai tê đáp đền”, chân thật và dễ thương quá!” (Khúc Tri âm-Bình thơ- 2009).
 
Những bài thơ như “Chiếc dằm thơ”, “Như giọt sương long lanh”,”Mưa rêu”… và tập thơ “Mùa lá chín” là tâm sự chân thành, tha thiết, cũng là nỗi lòng trắc ẩn của bao người xa xứ. Có thể xem như là một “thông điệp” nhân văn, hướng thiện của nhà thơ gửi đến người yêu thơ và xứ Huế thân yêu?
 
Thơ Hồ Đắc Thiếu Anh tiếp tục “tràn vào lòng người”qua các tập thơ: “Mưa rêu” (2003), “Mùa lá chín” (2007), một số chùm thơ của chị in chung trong nhiều tuyển tập “Chút tình với Huế” (2000), “Sài Gòn nhớ Huế” (2001), “Tự tình với Huế” (2004), thơ in trong các tập thơ tuyển chọn như: “Dạ thưa xứ Huế”, “700 năm thơ Huế”, “Sài Gòn thơ”, “Thơ Việt Nam”, “Ngàn năm thương nhớ”, “Thơ TP. Hồ Chí Minh”… Chị thực hiện các album thơ nhạc CD : “Hương chùm kết” (2002), “Sao không là ngày xưa” (2006), album thơ nhạc DVD “Sông mùa trẻ lại” (2006), CD thơ phổ nhạc “Khúc vàng phai” (2008) và chương trình thơ nhạc từ thiện “Như giọt sương long lanh” hợp tác với HTV (2009).
 
Trần Hữu Lục      
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top