ClockChủ Nhật, 26/07/2020 16:08

“Kể chuyện” Huế bằng trực họa

TTH - Nếu một buổi trưa nắng hay giữa đêm tối, ở góc phố rêu phong, những cây cầu cổ kính, hay ở công viên bên bờ sông… tại Huế, bạn bắt gặp một nhóm người trẻ đang say sưa khắc họa những nét đẹp đẽ thân thương, đó chính là nhóm trực họa do họa sĩ Trần Hữu Nhật (Hương Hồ, TX. Hương Trà) khởi xướng.

Họa sĩ già giữ “hồn” phố cổ Bao VinhHọa sĩ Trương Bé – họa sĩ bậc thầy trong hội họaGia đình sơn mài

Và tất nhiên, Nhật không bao giờ vắng mặt trong “cuộc chơi” nghệ thuật mà anh coi mình phải có trách nhiệm lưu giữ lại hồn cốt của Huế. “Một tác phẩm tự tay trực họa khiến mình hoài niệm về một điều gì đó xưa cũ, rất đẹp!”, họa sĩ Trần Hữu Nhật tâm sự.

Cầu Kho bắc qua sông Ngự Hà bên trong Kinh thành Huế qua nét vẽ của họa sĩ Trần Hữu Nhật

Lưu giữ vẻ đẹp của Huế

Giữa cái nắng oi của mùa hè xứ Huế, Trần Hữu Nhật ngồi bệt trên bậc cấp bến sông ở hạ nguồn sông Hương cạnh phố cổ Bao Vinh. Chẳng mảy may bận tâm sự ồn ào, nhộn nhịp, Nhật say sưa thu hết những xinh xắn của con phố cổ với góc nhà cổ kính, mái đình xưa cũ, khu chợ tấp nập… vào tác phẩm của mình. Cứ thế, Bao Vinh từ từ hiện ra trong tranh với một nét riêng độc đáo: có sự biến đổi nhưng vươn vấn hoài niệm về một khu phố sầm uất của ngày xưa cũ.

Rồi một chiều cuối tuần khác, Nhật cùng nhóm trực họa dừng xe bên cầu Kho bắc qua sông Ngự Hà bên trong Kinh thành Huế. Ở một góc độ nghiêng, dưới bóng cây, Nhật chăm chú từng chút trước khi đặt cọ để vẽ từng đường nét, chi tiết cho tác phẩm của mình. Thi thoảng anh dừng lại, trầm ngâm và hít một hơi thở dài trước khi vẽ tiếp. “Tôi và chúng ta đã đi qua đi về trên rất nhiều con đường, cây cầu ở Huế. Cứ ngỡ quen thuộc, nhưng không, chúng ta đã hiểu gì về nó. Rồi tôi tự hỏi mình có phải là cư dân Huế?” – Trần Hữu Nhật đặt câu hỏi cho chính mình để rồi tự trả lời bằng cách phải vẽ, vẽ để lưu giữ, để gieo tình yêu lịch sử, quê hương.

Cứ thế, gần 3 tháng qua, hình ảnh của Nhật và nhóm trực họa của mình đi lang thang khắp ngõ ngách của Huế, từ vùng lõi đô thị di sản cổ kính cho đến những vùng ngoại ô thơ mộng để vẽ lại những đẹp xinh, ẩn dấu có, hiện rõ có, đã trở thành một phần linh hồn của vùng đất Cố đô.

Trần Hữu Nhật chia sẻ, ở mỗi nơi dừng lại đó là lúc được diện kiến những công trình xưa cũ, những không gian “sương khói”, những chiều mênh mang lộng gió và thi thoảng thấy chính mình trong đó. “Huế là mỏ vàng di sản, một sự ưu ái mà thiên nhiên ban tặng. Mỗi khi vẽ, tôi thấy được tiếng vọng của cảnh xưa, người xưa. Tôi cảm ơn người “mẹ Huế” vĩ đại đã ưu ái cho không riêng tôi để có được những tác phẩm ấy. Với tôi, vẻ đẹp Huế không có mỹ từ nào diễn tả được”, họa sĩ Nhật nói.

Một góc con đường Nguyễn Trường Tộ trong bức trực họa của họa sĩ Trần Hữu Nhật

“Nghiện” Huế

Không phải bây giờ Trần Hữu Nhật mới đến với trực họa. Từ 20 năm về trước, chàng sinh viên khi còn ngồi ở ghế giảng đường mỹ thuật đã ngao du khắp nơi để thỏa chí đam mê. Nhưng bẵng đi một thời gian vì bộn bề công việc, với rất nhiều mối lưu tâm khác, giờ đây ở cái tuổi 40, anh mới trở lại với trực họa.

Nhưng lý do chính theo anh, đó là làm sống lại một giai đoạn trực họa từng được nhiều người theo đuổi nhưng vì nhiều lý do mà vắng bóng những năm gần đây. Cùng với anh, 4 họa sĩ khác đã hình thành nên nhóm trực họa với tên gọi “Ngũ Hành”. Mỗi người nhìn, cảm nhận Huế theo cách riêng, với các chất liệu khác nhau nhưng tất cả có chung nhận xét, mọi thứ xung quanh như tuyệt tác. Càng vẽ càng thấy cuộc sống chậm lại, thoải mái như lặp lại không gian Huế từ ngàn xưa.

Riêng Trần Hữu Nhật, mỗi tác phẩm của anh không lặp lại một mảng màu, luôn có cảm thức khác biệt và luôn có sự hoài niệm từ không gian cho đến thời gian qua từng nét vẽ. Từng trực họa nhiều nơi trên đất nước, anh cũng đúc kết: “Vẽ Huế cho mình sự tĩnh tâm, lắng đọng so với vẽ ở những nơi khác. Dù ngồi vẽ trên quê hương nhưng cảm giác “nghiện” Huế… dù đang ở Huế”. Cứ thế, mỗi nơi anh và nhóm trực họa dừng chân lại vẽ đã “hớp hồn” người dân ở đó. Mỗi tác phẩm hoàn thiện không riêng gì anh, những người đứng xem hào hứng như tự đối thoại với những mảng màu, với những duyên nợ của con người với khung cảnh bên trong bức tranh.

Họa sĩ Trần Hữu Nhật bên tác phẩm trực họa về Bao Vinh

Khi vẽ xong, Trần Hữu Nhật còn chia sẻ lên các trang mạng xã hội, các diễn đàn hội họa và nhận được rất nhiều sự chú ý, khen ngợi cũng như bình luận. Với Nhật, đó còn là một trong nhiều cách để tương tác, góp một phần vào việc quảng bá cho du lịch Huế. "Huế không chỉ sống động, Huế vẫn rất cổ kính, cả hai đã tạo nên sự hài hòa trong câu chuyện bảo tồn và phát triển. “Nhiều người đã trả lời với tôi rằng, nhìn những tác phẩm ấy họ đã yêu Huế, nhớ Huế nhiều hơn”, họa sĩ Nhật nói.

Sẽ tổ chức triển lãm và mời người dân đến xem

Sau một thời gian trực họa, họa sĩ tự do Trần Hữu Nhật cho biết anh và những thành viên của nhóm trực họa “Ngũ Hành” sẽ tổ chức triển lãm với chủ đề “Những ngày hạ chí”. Triển lãm trưng bày khoảng 50 tác phẩm, dự kiến khai mạc ngày 1/8 tại không gian Secret studio - số 1/7 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế.

Anh nói vui rằng đây là cuộc triển lãm… nghệ thuật bình dân. Khác với những triển lãm trừu tượng, đương đại khác, cuộc triển lãm này chỉ trưng bày những tác phẩm trực họa, thể hiện được sự gần gũi, gắn bó với đời sống.

Bài: PHAN THÀNH - Ảnh: H.N

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Return to top