ClockThứ Sáu, 29/04/2022 19:40

Triển lãm hơn 70 tác phẩm vẽ về di sản

TTH.VN - Triển lãm “Mỹ thuật và di sản” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức vừa khai mạc vào chiều 29/4 tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội. Đến dự triển lãm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.

65 giảng viên, sinh viên tham gia trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản”Triển lãm bản Kiều chép tay của Hoàng gia triều NguyễnKhai phá nguồn năng lượng trẻ

Trao tặng thưởng tác phẩm xuất sắc cho sinh viên

Triển lãm giới thiệu đến công chúng 55 tác phẩm của các họa sĩ, giảng viên và 23 tác phẩm của sinh viên Trường đại học Nghệ thuật. Nhiều tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng từ chất liệu đến cảm hứng sáng tạo và đạt chất lượng mỹ thuật cao.

Các tác phẩm được sáng tác bằng nhiều chất liệu phong phú, như: sơn dầu, sơn mài, acrylic, màu nước, đồ họa, bút sắt, tổng hợp… cùng các hình thức thể hiện khá đa dạng. Ngoài tranh, triển lãm còn có 2 tác phẩm điêu khắc gỗ, điều đó cũng phản ánh được sự hứng khởi của đề tài di sản lan tỏa đối với nhiều loại hình mỹ thuật.

Đây là những tác phẩm được sáng tác tại trại sáng tác “Mỹ thuật và di sản” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật tổ chức từ ngày 25/3 đến 20/4.

Trại sáng tác có sự tham gia của hơn 60 họa sĩ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Nghệ thuật. Sau gần một tháng, các thành viên tham gia đã sáng tác hơn 100 tác phẩm. Ban tổ chức đã chọn hơn 70 tác phẩm để giới thiệu bằng hình thức triển lãm và trao tặng thưởng cho 15 tác phẩm xuất sắc.

Đây cũng là hoạt động hướng đến kỷ niệm 40 năm (1982-2022) thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và 65 năm (1957-2022) thành lập Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế.

Tin, ảnh: Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top