ClockThứ Năm, 17/04/2014 14:56

Ngất nghểu với cà kheo Bỉ

TTH.VN - Với nhiều người dân Cố đô, đoàn cà kheo đến từ Vương quốc Bỉ đã quá quen thuộc khi liên tục xuất hiện ở nhiều kỳ Festival Huế. 

Đoàn Nghệ thuật dân gian cà kheo “De Steltenlopers van Merchtem” Vương quốc Bỉ được thành lập vào năm 1945, sau khi nghệ nhân Langevelde  nảy ra ý tưởng để người dân mặc trang phục có in hình quốc kỳ và đi trên cà kheo nhằm chào mừng ngày đất nước giải phóng.

Trước đó, truyền thống đi cà kheo ở Bỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ XIV, tại vùng Merchtem – nơi thường xảy ra lũ lụt và việc đi lại trên những cây gậy là giải pháp của người dân nơi đây.

Ngày 16/4, dẫu không phải là lần đầu công diễn trong chương trình nghệ thuật đường phố tại Festival Huế 2014 nhưng đoàn cà kheo vẫn thu hút hàng ngàn khán giả từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Xuất phát từ Trung tâm VHTT tỉnh, gần 20 đôi chân ngất nghểu với nhiều chiều cao khác nhau đã khiến đoạn đường Đống Đa chật cứng. Trong tiếng trầm trồ thán phục, những nghệ sĩ đến từ Vương quốc Bỉ như càng thêm hứng khởi. Thỉnh thoảng, họ lại “làm trò” giả vờ ngả nghiêng, xiêu vẹo trên “đôi chân” dài thượt khiến đám đông ồ lên sợ hãi lẫn thích thú.

Cũng trong buổi công diễn chiều 16/4 trên đường Đống Đa, trình tấu của dàn nhạc OSP Nadarzyn đến từ Ba Lan và múa rồng của Thái Nghi Đường (Huế) khiến không khí đường phố càng thêm náo nhiệt hơn

Một số hình ảnh tại buổi quảng diễn đường phố chiều 16/4:


Xuất phát từ Trung tâm VHTT tỉnh...

mới đi được một đoạn, đoàn cà kheo đến từ Vương quốc Bỉ đã khiến đường Đống Đa chật cứng

Những đôi chân lênh khênh bước đều theo nhịp trống rộn vang

Trong đoàn cà kheo, có lẽ ấn tượng nhất là 2 thiên thần chừng 10 tuổi


Nét mặt đáng yêu và sự dũng cảm khi dám di chuyển trên "đôi chân" cao vút của 2 chú nhóc thu hút sự quan tâm của người xem

Đoàn ngang qua trường Mầm non Hoa Mai

Càng lúc khán giả càng lúc càng đông nghịt

Khi dừng lại biểu diễn trước khách sạn Festival

... ngã tư Đống Đa - Lý Thường Kiệt đã bị biển người bịt kín

Cũng trong buổi trình diễn nghệ thuật đường phố, những tiếng kèn đồng sôi động


của những nhạc công xinh đẹp đến từ Ba Lan

hay màn trình diễn của đội Lân - sư - rồng Thái Nghi đường (Huế) khiến không khí đường phố càng thêm sôi động.

Võ Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top