ClockThứ Bảy, 25/06/2022 21:06

Trang phục truyền thống các nước ASEAN tụ hội về Huế

TTH.VN - Triển lãm “Trang phục truyền thống các nước ASEAN” nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Festival Huế 2022 vừa được khai mạc chiều 25/6 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh, TP. Huế.

Triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN diễn ra vào quý III năm 2022Hơn 60 tác phẩm tại triển lãm thiết kế thời trang “Chắp cánh đam mê”Triển lãm trang phục của Công nương Diana kỷ niệm 20 năm ngày mấtTinh hoa gốm Bát Tràng đến Festival Huế 2016

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Festival Huế 2022 Nguyễn Thanh Bình cùng quan khách cắt băng khai mạc triển lãm

Đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam, quan khách ngoại giao cùng đông đảo du khách, người dân đến tham quan.

Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, hướng tới Kỷ niệm 55 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN. Triển lãm đã giới thiệu các bộ trang phục truyền thống cũng như hình ảnh về các danh thắng của các nước thuộc ASEAN.

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Festival Huế 2022 Nguyễn Thanh Bình cho hay, trải qua 55 năm hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967-2022), ASEAN đã trở thành một tổ chức gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội, là đối tác quan trọng và tin cậy trong hợp tác quốc tế.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Trang phục truyền thống các nước ASEAN trong khuôn khổ các hoạt động của Festival Huế năm 2022, nhằm giới thiệu vẻ đẹp đất nước, văn hóa và con người của các quốc gia thành viên ASEAN, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các nước trong khu vực, góp phần mở rộng hợp tác kinh tế, đầu tư, giao lưu văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch...

Chia sẻ với quan khách, ông Bình thông tin, Thừa Thiên Huế đang nổ lực thực hiện thành công Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nhấn mạnh xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; với mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá.

“Chúng tôi hy vọng rằng, với hoạt động giao lưu văn hoá mang tính Quốc tế như hôm nay, sẽ giúp Thừa Thiên Huế sớm thực hiện được mục tiêu quan trọng này”, ông Bình chia sẻ.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Trang phục truyền thống của các nước ASEAN thu hút sự quan tâm của người thưởng lãm

Trang phục truyền thống đến từ Myanmar

Trang phục truyền thống đến từ Malaysia

Một em nhỏ thích thú, quan tâm đến triển lãm bên tà áo dài xưa của Việt Nam

Quan khách, đại diện các đại sứ quán đến tham dự

Trình diễn áo dài và nón lá của Việt Nam

N. MINH (thực hiện)

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

TIN MỚI

Return to top