ClockThứ Hai, 27/06/2022 22:20

Vang vọng âm hưởng núi rừng tại Festival Huế 2022

TTH.VN - Những giai điệu mang âm hưởng núi rừng do các nghệ sĩ, ca sĩ Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc thể hiện đã cất lên tại sân khấu đối diện Trường THPT chuyên Quốc Học Huế (đường Lê Lợi – TP. Huế) vào tối 27/6.

Hai kỷ lục liên tiếp được xác lập tại Festival Huế 2022Sôi động cùng các điệu nhảy của vũ đoàn Unity CrewRộn ràng giai điệu Brazil trên đất Cố đô

Những tiết mục của Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc như khiến người nghe chạm vào không gian huyền ảo của núi rừng

Những ca sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc đã trở lại với khán giả bằng những tiết mục đặc sắc, như: Ca nhạc cảnh “Đêm huyền diệu”; Tổ khúc: Vằn ngoà xảng khuổi (Hôm qua bên suối – phát triển từ dân ca dân tộc Tày; Múa: Xóc xách gậy tiền (phát triển từ dân vũ dân tộc Mông; Hát và hoà tấu đàn Tính: Pước mỉnh tào va (Lời nguyện - phát triển từ dân ca dân tộc Nùng; liên khúc Acapella (Lời muốn ngỏ - phát triển từ dân ca Dân tộc Tày – Nùng)… khiến người nghe như được “chạm” vào không gian huyền ảo của núi rừng.

Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc là nơi hội tụ những tinh hoa văn hoá, nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Qua 70 năm xây dựng và phát triển, Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc đã được định hình trong lòng khán giả khi luôn tạo được dấu ấn đặc biệt thông qua những tác phẩm múa, làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số, như: Tày, Nùng, Sán Chí, Cao Lan, Dao, H’Mông… được các biên đạo, nhạc sĩ dàn dựng công phu, tỉ mỉ.

Những tác phẩm tiêu biểu của Nhà hát gần đây phải kể đến như: Chương trình “Đêm Huyền diệu”; Suối nguồn; Những sắc màu Việt Bắc; Múa: Gậy tiền Lô Lô, Những cô gái Phiêng Hào, Khúc biến tấu Cao Lan; Hòa tấu: Pạ Mòong, Hỉn Xuân…

Tin, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Return to top