ClockChủ Nhật, 22/03/2020 14:54

Màu quê vương nắng xuân thì

Khách phương xaMong ngóng người dưng

Trời không mưa đã lâu. Sông làng cạn dần. Bọn trẻ cứ tiếc nuối những cuộc vui cùng đàn trâu qua sông. Nước không còn mát mà mỗi chiều chúng ngâm đến bở người ra. Thường là vào chừng trưa cha mẹ ít để ý, vừa ăn xong chúng lại ra sông. Na không dám nghĩ đến cái buổi trưa nào đó, tưởng nước sông cạn, lội xuống không ngờ trượt chân vào chỗ sâu. Na chới với, bụng uống no nước, cũng là lúc anh trai nối tay con cậu kéo lên bờ. Na nằm thượt ra mặt xanh tái. Giấu gia đình, Na giấu luôn chuyện lén lút tập bơi. Cũng vì thế nhiều lần bắt gặp em Cò theo lũ trẻ làng tắm sông, Na không hề báo với cha mẹ. Chỉ nhắc nhở, dọa nó và dặn thằng cu hàng xóm chăm nom giùm.

Trong vườn nhà Na, chuối khô quắt. Quả bưởi nay the thắt, cuống héo rụng vô số. Không mấy ai ngủ nổi giấc trưa. Họ nhắc chõng, mang chiếu ra đồng Ó nằm hóng mát. Đây là nơi duy nhất ở xóm Cầu, trời oi nồng mấy cũng đầy gió. Buổi chiều gió càng mạnh, lũ trẻ đua nhau thả diều. Con diều sáo lớn bằng cái bàn học sinh của cố Mậu trong xóm được thay đổi sáo thường xuyên. Năm ngoái bỗng dưng đứt dây, cuộn lèo bay lên tận xã Hồng. Con cháu cố lặn lội qua xin, người ta không trả lại con diều gắn với cố ngót nửa cuộc đời. Cố buồn thiu rồi sau không ra đồng Ó nữa cho đến lúc nằm mãi trên giường, nhưng hễ nghe tiếng diều sáo là hỏi của ai.

Na nằm ở nhà dưới, trên cái phản được ghép bởi ba tấm ván lim dày. Không dưng hai ngày nay ảnh hưởng áp thấp từ phía Bắc, trời se lạnh vào chiều. Na mặc tấm áo mỏng. Chăn được vần qua bên trái. Na thích để thế, nằm nghiêng ôm mà ngủ. Gió lay, tiếng nhánh ngọn tre quào trên mái ngói nghe thật buồn. Na nhớ ngoại. Dáng ngoại khom lưng nhặt từng cọng rác in rõ bên từng gốc chè. Ngoại cười. Hàm răng đen lộ ra tươi bóng. Na bồn chồn, hơi chóng mặt. Muốn nằm nhưng đằng khác Na lại muốn vào thăm ngoại. Vén màn ngồi dậy, mái tóc rũ xòa như người ốm, Na buộc lại tóc, ra giếng. Na tính rửa ráy rồi vào ngôi nhà của ngoại. Nhưng khi vỗ nước lên mặt Na lại thấy mình ghé nhà Kiên chơi với hai đứa em Kiên, rồi hình ảnh ấy chợt tan…

Ngoại kể, Na sinh ra khóc suốt cả ngày ròng. Được đặt vào nôi, Na bớt khóc và thiếp đi theo tiếng ru của ngoại. Na lớn dần lên trong vòng tay ngoại, trong cái nôi ông ngoại đan bằng mây trong vườn. Na cụ cựa khóc lóc. Ngoại lại ru, ẵm Na vào lòng. Hơi ấm trầm trầm phả từ miệng ngoại mỗi lần nhai trầu, cả trong canh khuya khi mọi người đã ngủ.

Na vào thắp nhang cho ngoại, rồi lặng lẽ đi ra đồng Ó, nhà Kiên ở gần đây. Kiên đi bộ đội về, giữ nếp sống dậy sớm và chăm làm hơn cả hồi ở nhà. Kiên kể năm ngoái hai mẹ con ở trong nhà chống bão; khuya choàng thêm tấm áo, thắp lửa vào đèn chụp ra xem xét chuồng lợn chuồng gà. Kiên đã chặt lá chuối khô nẹp vào chuồng gà chống gió; chuồng lợn cao, mưa tầm tầm nước không lên thềm được. Lá bay vào chuồng rất nhiều, cả nhánh cây.

Gia đình Kiên ở trong một căn nhà mua lại, rộng rãi. Mẹ Kiên giỏi làm ruộng, đảm nhiệm từ gặt lúa cho tới cày bừa.

Vừa thấy Na, bà hỏi ngay:

- Na hở con. Hồi sáng bác với mẹ cháu gặp nhau trong chợ. Dạo này cái gì cũng rẻ.

- Dạ. Lâu rồi con cũng không đi chợ. Ngày trước thỉnh thoảng có bán su su, nay chỉ ra chợ chơi thôi bác. Mà hình như chợ búa con không quen lắm, buôn bán không khéo lỗ.

- Cũng phải thôi. Trước buôn thúng bán mẹt - người buôn người bán đều thật thà…

Thấy nhà thiếu người, Na hỏi:

- Mấy đứa đi đâu hở bác, cả anh Kiên nữa?

- Con cứ ngồi, đợi bác lấy nước. Thằng Kiên qua hỏi ông xóm trưởng cũ mấy vấn đề lên loa đến bà con. Hai thằng nhỏ ăn xong chạy đi chơi rồi.

Tiếng trẻ khóc léo nhéo ngoài ngõ. Vào nhà, thằng anh đá thằng em.

- Khóc đi, về nhà mà khóc cho to!

Từ nhà bên về, Kiên hỏi lớn:

- Gì đấy? Thằng Thi, mày lại đánh em phải không?

Thằng anh trương cổ phân minh:

- Thi sang nhà bác Thân, thấy em đang ngồi nhìn họ ăn cơm, Thi lôi về, em khóc.

Kiên xử:

- Tưởng gì, tội ấy đánh được. Lần sau còn thấy em như vậy cho đánh đau gấp đôi, khóc to đánh gấp ba.

Thằng anh nghe, chỉ thằng em:

- Thấy chưa, khóc đi, lêu lêu...

Thằng em vẫn thút thít. Na cúi xuống đỡ cánh tay hợm hĩnh nó đang chùi mắt, dỗ dành:

- Thôi, Tí đừng khóc nữa. Tại Tí hư anh mới đánh. Tí nín mai chị cho đi chơi... Em dẫn Tí đi rửa chân tay.

Thằng anh tới dắt tay em nhưng nó không chịu. Nó tự đứng dậy ra giếng.

Kiên thu dọn mấy tờ giấy lộn trên bàn.

- Hai đứa này như giặc, đêm nằm cũng đạp nhau đành đạch trên giường. Em ngồi đi. Anh đang chuẩn bị lên loa cho xóm biết về thời điểm nước về.

Na vẫn còn nhìn hai thằng em của Kiên. Chúng nó ở xa nhưng thỉnh thoảng vẫn đi với em Cò, vẫn tụ tập trẻ làng đá bóng ở đồng Ó. Vào chiều nắng xuống là trẻ làng bắt đầu những cuộc giặc trận khắp hang cùng ngõ xóm. Đứa không được chơi, đi gom mo tre về cho cha mẹ làm củi. Mo tre chưa rời khỏi thân, bọn trẻ dứt ra xâu vào thanh tre dài đầu nhọn. Thằng Cò có hôm kiếm đâu cái mo tre to tướng; nó đào hố úp mo lên, lấp đất quanh, neo dây hai bên, mỗi bên cách hố nửa mét, sau nốt chống dây căng lên chính giữa mo, dùng đôi đũa đánh trên dây nghe bùng bùng.

Nhà Na có cái nhăng đựng nước mưa từ thời cố, rêu xanh từ trong lẫn ngoài. Phía dưới thỉnh thoảng lại vang tiếng ếch rất bất ngờ, khi chập tối khi nửa khuya, khi mờ sương và cả trưa tròn bóng. Tiếng ếch vang lên và ai cũng thích nghe, nhà chỉ muốn nuôi nó mãi. Riêng thằng Cò được lũ trẻ xúi lại thích bắt con ếch, đã bị cha cấm, dằn mặt sẽ trói lại đánh nhừ thân. Na và mẹ thì luôn mong con ếch già khằn già đế ấy sống thêm bằng tiếng kêu đùng đục chừng chập choạng.

Na biết Kiên sắp sửa lên loa, nên tính về. Kiên bảo đợi anh chút… còn mẹ Kiên nói vào bếp ngồi chơi. Nhưng lúc đó Na chỉ muốn bước quanh xóm. Rồi không biết ai giục, Na nói với Kiên là em ra đồng Ó… Na bước dọc con đường có hàng tre sà xuống. Loa xóm rọt rẹt rồi giọng Kiên vang lên, thông báo ngày kia nước sẽ xả về đồng ruộng. Quê êm đềm. Na thấy lờ mờ đồng Ó mà chỗ gần đường là bãi trống với cỏ xanh, ngày hè người lớn nhắc chõng ra ngồi hóng mát còn trẻ con đá bóng. Mùi hoa dẻ ngọt dịu loang đến. Na nhớ những cánh hoa màu vàng hái về nhà để mấy ngày còn thơm. Không hiểu sao Na lại tưởng đến một đám cưới trên bãi cỏ này.

Na lại nhớ ngoại. Ngoại là người mà Na thường thổ lộ những điều sâu kín nhất của đời con gái. Ngoại cứ hỏi chưa cưới chồng à. Na cười nói ngoại người ấy được không. Ngoại bảo người ấy được cũng còn phải xem cha mẹ gia đình họ có quý cháu không đã. Vậy mà ngoại không đợi. Ngoại ra đi… Na bước miên man dọc đồng Ó. Có thể năm sau trên khu đất này, có thể buổi hợp hôn cũng vào mùa hoa dẻ…

NHỤY NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Return to top