ClockChủ Nhật, 12/11/2023 21:41

Ban hành Quy chế bảo vệ Quần thể Di tích Huế

TTH.VN - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 57/2023/QĐ – UBND về việc Ban hành Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Quần thể Di tích Huế.
Cảnh quan di tích Hổ quyền nhìn từ trên cao

Quy chế này quy định các hoạt động quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích; quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại bảo tàng và các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Huế. Trong đó, hệ thống di tích sẽ được bảo vệ, gồm: Khu vực Kinh thành với di tích Kinh thành Huế, Đại Nội, điện Long An, Quốc Tử Giám, Tam Tòa (Cơ Mật viện), hồ Tịnh Tâm, lầu Tàng Thơ - hồ Học Hải; các lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định; chùa Thiên Mụ, Văn Miếu, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén, trấn Hải Thành. 

Nguyên tắc quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Quần thể Di tích Huế phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, các quy định pháp luật khác có liên quan và các văn bản quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa thế giới; đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu giữ gìn tính nguyên vẹn, chân xác và bền vững Quần thể Di tích Huế; quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Quần thể Di tích Huế phải gắn liền giữa bảo tồn di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu thế giới, cụ thể là di sản Nhã nhạc cung đình Huế (được UNESCO vinh danh năm 2003) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (năm 2016). Quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Huế không chỉ bảo tồn mà còn khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa cho mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương nhưng không làm tổn hại đến di sản.

Việc quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Huế phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích; mọi hoạt động của công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Huế phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích; tuân thủ hồ sơ thiết kế tu bổ di tích đã phê duyệt, các quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động, an toàn cháy nổ, các quy định pháp luật liên quan. Ưu tiên sử dụng vật liệu, phương pháp thi công truyền thống, chú trọng bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ tối đa các cấu kiện trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Việc tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Huế phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích 

Khi có phát sinh, phát hiện tư liệu mới so với hồ sơ thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt, đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát phải kịp thời thông báo cho chủ đầu tư dự án; trong trường hợp điều chỉnh hồ sơ thiết kế, chủ đầu tư dự án phải xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế. Hoạt động thi công tu bổ di tích được thực hiện dưới sự giám sát của tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật; đồng thời có sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích. Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân trong suốt quá trình tu bổ di tích.

Những di tích thuộc di sản văn hóa thế giới Quần thể Di tích Huế (đã nêu trên) sẽ được áp dụng cơ chế hỗ trợ tu bổ, tôn tạo nếu đang trong tình trạng xuống cấp, nguy hiểm và được kiểm định chất lượng từ hạng C trở xuống hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa thiên nhiên, cháy, nổ. Nguồn kinh phí thực hiện dự án từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, Quỹ bảo tồn Di sản Huế, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành về việc cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình và kiểm tra xử lý vi phạm về xây dựng trong khu vực I, II khoanh vùng bảo vệ di tích. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có các quy định nhằm phòng tránh tác động của du lịch tới di sản văn hóa phi vật thể và sự biến đổi thành phần của chủ thể, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực Quần thể Di tích Huế. Trong đó, quy định về trang phục đối với khách đến tham quan, tìm hiểu di sản văn hóa phi vật thể tại những nơi có yếu tố tâm linh; các chủ thể, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực Quần thể Di tích Huế có trách nhiệm thuyết trình, hướng dẫn đúng nội dung, nguồn gốc, lịch sử của các di sản văn hóa phi vật thể.

Với các hoạt động trình diễn, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải tôn trọng nguyên tắc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, không vì thương mại hóa mà nói quá, viện dẫn sai sự thật… 

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
Công bố poster chính thức Festival Huế 2024

Ban tổ chức Festival Huế 2024 vừa công bố poster chính thức của Festival Huế 2024 sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 6, từ ngày 7 đến 12/6 tới. Poster lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạ tiết cung đình được phục hồi trên công trình điện Kiến Trung, Đại Nội, Huế.

Công bố poster chính thức Festival Huế 2024
Gần 2,3 triệu lượt khách tham quan di tích Huế

Chiều 5/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức hội nghị đánh giá công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đến dự, có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Gần 2,3 triệu lượt khách tham quan di tích Huế
Return to top