ClockThứ Ba, 16/05/2023 21:23

Khai hội làng Dương Nỗ

TTH.VN - Làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP. Huế) là ngôi làng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về sống và học tập thời niên thiếu từ năm 1898 đến năm 1900.

“Người mẹ Làng Sen”: Tái hiện quãng thời gian sâu đậm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình ở Huế Trao tặng bộ sách Di sản Hồ Chí Minh cho Trường THPT chuyên Quốc Học HuếTư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và sự vận dụng trong tình hình hiện nayLãnh đạo tỉnh, TP. Huế dâng hoa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

leftcenterrightdel
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh trống khai hội 

Lễ hội làng Dương Nỗ chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2023) do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức vừa chính thức khai hội tối 16/5 tại đình làng Dương Nỗ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; cùng đại diện các sở, ban ngành, du khách và đông đảo dân làng đến dự.

Đất và con người xứ Huế từ trong lịch sử đã trở thành một phần không thể thiếu trong tiểu sử của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.

Nếu Nghệ An là quê hương, nơi Người được sinh ra và sống những năm tháng đầu đời, thì Thừa Thiên Huế lại là nơi Người lớn lên, đi học, trưởng thành và tham gia các hoạt động yêu nước trong những năm đầu thế kỷ XX. Hơn 10 năm sinh sống và học tập trên đất Huế, hồn đất, tình người nơi đây đã góp phần hun đúc nên người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với trí tuệ lỗi lạc, trái tim nhiệt huyết, tâm hồn thanh cao và trên hết là lòng yêu quê hương đất nước, yêu thương đồng bào, chuyển hóa thành khát vọng cứu nước, cứu dân.

Trong những năm tháng đặc biệt quan trọng đó, làng Dương Nỗ đã trở thành một địa danh không thể thiếu trong dấu ấn của Người tại Thừa Thiên Huế. Những tên đất, tên làng như đình làng, am bà, bến đá, ngôi nhà Người đã sống và bắt đầu đi học đã khắc sâu trong tâm tưởng của Người lúc sinh thời. Ngày nay, những địa danh ấy trở thành những di sản vô giá của nhân dân xứ Huế.

leftcenterrightdel
Sau chương trình nghệ thuật khai mạc là nhiều hoạt động trong lễ hội diễn ra những ngày sau đó 

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã chỉ ra việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế phải trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Trong đó, ưu tiên là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đối với hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch.

Vì thế, theo ông Hải, lễ hội làng Dương Nỗ lần đầu tiên được tổ chức, và trong tương lai đây sẽ là lễ hội được tổ chức thường xuyên vào đúng dịp sinh nhật Bác. Đó như một lời tri ân với những cống hiến, hy sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước, với dân tộc, là tình cảm thiết tha của quần chúng nhân dân đối với Người.

Lễ hội làng Dương Nỗ được tổ chức từ ngày 16 đến 18/5 tại cụm di tích quốc gia đặc biệt ở làng Dương Nỗ với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Có thể kể đến như rước và dâng hoa sen lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội đua trải truyền thống, triển lãm ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Di sản Hồ Chí Minh”, triển lãm mỹ thuật “Tranh dân gian Việt Nam”, trải nghiệm làm hoa sen giấy, in tranh, viết thư pháp, trải nghiệm ẩm thực…

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làng trong nỗi nhớ

Ba năm sau, Huân mới có dịp về làng Dương Nỗ. Sau khoảng thời gian dài dằng dặc xa làng, những lời hẹn thề sẽ trở về làng trong một ngày không xa tưởng chừng đã đi vào quên lãng.

Làng trong nỗi nhớ
Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/7, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế" do Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện.

Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” (11/6/1948-11/6/2024):
Thi đua là yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cọi trọng và đề cao vai trò của thi đua ái quốc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người từng khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Ngay sau ngày đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào thi đua đó là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm…

Thi đua là yêu nước
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người

TIN MỚI

Return to top