ClockThứ Hai, 05/07/2010 19:52

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân

TTH - Sáng 5/7, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Tuân, một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1, năm 1996). Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự lễ kỷ niệm.

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910. Ông là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại, là hình ảnh một nhà văn bậc thầy, một nhân cách văn hóa mẫu mực. Nhà văn đã cống hiến cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ…

Xuất hiện trên văn đàn vào cuối thập niên 30 và đầu 40 của thế kỷ trước, Nguyễn Tuân đã khẳng định tên tuổi của mình ở một văn phẩm gần như thâu tóm và kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết, đó là “Vang bóng một thời”

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nhà văn Nguyễn Tuân tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Trong giai đoạn 1948-1958, nhà văn Nguyễn Tuân là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm chính sau cách mạng của ông là tập bút ký “Sông Đà” (1965), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (1972)…

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương Phùng Hữu Phú nhấn mạnh Nguyễn Tuân là một nhà văn bậc thầy, yêu nghề, một danh nhân văn hóa của Hà Nội.

Nhà văn cũng là một chiến sĩ tràn đầy nhiệt huyết, giàu lòng yêu nước. Đi theo Đảng từ sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia đoàn quân văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến, có mặt trong đoàn quân Nam tiến…

Ghi nhớ công lao, đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Tuân đối với sự nghiệp phát triển văn học Việt Nam, giáo sư-tiến sĩ Phùng Hữu Phú khẳng định cuộc đời gắn trọn với văn hóa, văn học cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân đã giúp làm phong phú, giàu có thêm nền văn học Việt Nam hiện đại…

Ông là một trong những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, văn nghệ. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa những cảm nhận tinh tế, những rung cảm về vẻ đẹp từng con người, mỗi góc phố, cửa ô Hà Nội vào văn học.

Các tác phẩm của ông là những tư liệu quý, những thước phim sống động và chân thực phản ánh chiều sâu văn hóa của đất Hà thành.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Return to top