ClockThứ Bảy, 12/06/2010 16:05

Những sản phẩm đầu tiên của Tủ sách Thăng Long

TTH - Nhà xuất bản Hà Nội vừa công bố những sản phẩm đầu tiên của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến - công trình văn hóa phi vật thể trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Chợ Đồng Xuân năm 1954

Những sản phẩm gồm các đầu sách đáng chú ý như: Lịch sử chính quyền thành phố Hà Nội, Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội, Ca trù Hà Nội trong lịch sử và hiện tại, Tục ngữ-ca dao-dân ca Hà Nội, Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bộ Tiểu thuyết Thăng Long-Hà Nội gồm 8 tập...

 
Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội Nguyễn Khắc Oánh cho biết, dự án "Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến" được triển khai cách đây 6 năm và là dự án đầu tiên, chưa có tiền lệ trong ngành xuất bản.
 
Dự án ra đời nhằm mục đích hệ thống, tổng kết các giá trị về mọi mặt của văn hiến Thăng Long-Hà Nội qua tiến trình lịch sử 1.000 năm, giúp bạn đọc trong và ngoài nước hiểu về Thủ đô một cách toàn diện và sâu sắc và đặt cơ sở cho sự tiếp nối nghiên cứu về Thăng Long-Hà Nội của các nhà khoa học và thế hệ sau này.
 
Dự án gồm 2 mảng lớn: Điều tra, sưu tầm, hệ thống hóa các tư liệu về văn hiến Thăng Long-Hà Nội; Biên soạn, xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến gồm khoảng 100 đầu sách thuộc các lĩnh vực: địa lý, kinh tế, văn học nghệ thuật, lịch sử, văn hóa xã hội, tư liệu tổng hợp.
 
Ngoài sách in truyền thống của tủ sách, dự án sẽ xuất bản 5 đầu sách điện tử sử dụng công nghệ mới nhất cho phép độc giả có thể tìm hiểu về Hà Nội qua hệ thống bản đồ trên mạng điện tử...
 
Hiện nay, Nhà xuất bản Hà Nội đã triển khai in 21 đầu sách đầu tiên và phấn đấu in xong toàn bộ Tủ sách trước Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
 
Lễ ra mắt Tủ sách dự kiến được tổ chức từ ngày 2-6/10 tại Thư viện Quốc gia (Hà Nội).
Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top