ClockThứ Bảy, 24/07/2021 15:44

Mua cổ vật để làm giàu thêm tài sản văn hóa

Lần đầu tiên "Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn" ra mắt công chúng Cố đô Huế

Giữa tháng 7/2021, tại Mỹ đã diễn ra cuộc bán đấu giá một thanh kiếm được cho là của vua Thành Thái. GWS Auctions, một công ty chuyên bán đấu giá đồ trang sức, ôtô và các vật phẩm hoàng gia cổ tại Agoura Hills, California (Mỹ) đăng bán thanh kiếm với giá khởi điểm 5.000 USD và thu hút hơn 2.000 lần tham quan trực tuyến. “Thanh kiếm đại diện cho một quốc gia thịnh vượng, hòa bình và hạnh phúc và được trang trí bằng đá quý bên trong, các chi tiết được khắc và tay cầm hình hoa sen”, nhà đấu giá miêu tả. Được biết, trên tay cầm của thanh kiếm có khắc dòng chữ “Vương quyền Thành Thái”.

Nhân chuyện đấu giá thanh kiếm được cho là của vua Thành Thái, tôi nhớ lại trước đó, cách nay 4 năm, chiếc đồng hồ Rolex nạm kim cương được giới thiệu là “thuộc về Đấng Hoàng thượng Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của Việt Nam” đã đạt kỷ lục thế giới tại cuộc bán đấu giá tại Geneva (Thuỵ Sỹ) với giá bán 5.060.427 USD. Các báo châu Âu bấy giờ cho biết, cựu hoàng Bảo Đại đã mua chiếc đồng hồ này năm 1954. Trước đó, nó từng được đem ra bán đấu giá lần đầu năm 2002 và thu về 370 nghìn đồng franc Thuỵ Sỹ, con số kỷ lục khi đó.

Huế vốn là vùng đất giao thoa của nhiều nền văn hóa, như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Chăm pa. Nơi đây từng là thủ phủ Đàng Trong. Đặc biệt, kể từ khi trở thành kinh đô của cả nước thống nhất dưới triều Nguyễn, vùng đất này là điểm hội tụ của nhân tài và vật lực, nơi tập trung các nguồn của cải, báu vật quốc gia. Thế nhưng qua thời gian, đặc biệt là những biến động lịch sử, đã có hàng trăm món cổ vật, bảo vật của cung đình triều Nguyễn từ mảnh đất Cố đô Huế lưu lạc khắp nơi. Rất nhiều trong số ấy đã bị tản mát đi khắp nơi trên thế giới hoặc đã “bặt vô âm tín”.

Linh mục Père Siefert, người chứng kiến sự kiện thất thủ kinh đô (5/7/1885) cho biết, đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia lập trước ngày 5/7/1885, quân Pháp đã cướp: “228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dụ… Tại các tôn miếu thờ các vua: Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị, hầu hết các thứ có thể mang đi, như mũ miện, đai áo, thảm đệm, triều phục... đều bị cướp. Phần lớn của cải trong hoàng cung triều Nguyễn và cả trong giới quý tộc Huế đã bị người Pháp cướp bóc, đưa về Pháp”.

Các cổ vật và bảo vật gắn liền với triều Nguyễn nói riêng và lịch sử các triều đại Việt Nam nói chung đã và đang xuất hiện ở các bảo tàng và triển lãm quốc tế, đặc biệt là ở các cuộc đấu giá. Cũng từ một cuộc đấu giá tại Pháp cách nay hơn 5 năm, qua ngân sách Nhà nước và sự đóng góp bà con kiều bào tại Pháp và những người yêu văn hóa Huế, cổ vật triều Nguyễn - chiếc xe kéo vua Thành Thái đặt làm tặng mẹ mình là Hoàng thái hậu Từ Minh dạo chơi trong vườn ngự uyển - lưu lạc hàng trăm năm ở nước ngoài đã trở về cố hương. Chiếc xe kéo được sản xuất khoảng đầu thế kỷ 20, do xưởng Hoàng Hưng ở Hà Nội chế tạo.

Còn nhớ, đánh giá cao những nỗ lực đưa chiếc xe kéo vua Thành Thái đặt làm tặng mẹ về nước, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, nên phát động hay hình thành một quỹ ủng hộ để đưa hiện vật triều Nguyễn trở lại cố cung. Cùng với chính sách khuyến khích đóng góp, cần thiết phải có chiến lược mua cổ vật để làm giàu thêm tài sản văn hóa. Thiết nghĩ, đó là ý tưởng hay!

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa
Siết chặt quản lý ca Huế

Cùng với việc đảm bảo đủ số lượng diễn viên, nhạc công, thời gian biểu diễn, thuyền rồng phục vụ biểu diễn ca Huế trên sông Hương phải lắp đặt camera kết nối với cơ quan quản lý. Việc này không chỉ chấn chỉnh mà còn lấy lại giá trị cho ca Huế cũng như thương hiệu văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô.

Siết chặt quản lý ca Huế
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương

TIN MỚI

  • Mua gương chính hãng giá tốt
Return to top