ClockThứ Bảy, 30/06/2018 06:30

Xã hội hóa bảo tồn, phát huy giá trị di sản

TTH - Cố đô Huế đang lưu giữ 5 di sản văn hóa (DSVH) được thế giới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, TP khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệ thuật bài chòi, mở ra cơ hội cũng như trách nhiệm để người dân và các ban ngành chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

“Văn hiến kinh kỳ” sẽ được đưa vào nhà hátPhát huy giá trị di sản mỹ thuật Huế: Liên kết để bảo tồn & phát huy“Chúng em với di sản văn hóa Huế”Chăm lo cho di sảnTiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Du khách tham quan Đại Nội. Ảnh: Thu Thủy

Những năm gần đây, trong hoạt động quản lý DSVH, UBND TP. Huế thường xuyên phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các sở, ban ngành tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di tích. Nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được phân cấp quản lý, lập hồ sơ xếp hạng và đầu tư tu bổ, tôn tạo. Trong đó, đã tiến hành giải tỏa hàng trăm hộ dân để cắm mốc giới khoanh vùng bảo vệ di tích, ngăn chặn và xử lý những hành vi lợi dụng DSVH để kiếm lợi phi văn hóa; di sản kiến trúc nhà vườn Huế đã được điều tra, khảo sát, đánh giá và lập đề án quản lý, bảo vệ. Ngoài ra, các loại hình DSVH phi vật thể như nhã nhạc cung đình Huế, ca Huế, diều, thư pháp, múa lân, ẩm thực, nghệ thuật cây cảnh, trò chơi dân gian, thể thao dân tộc… không ngừng được bảo tồn và phát huy.

Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP. Huế Phạm Thị Quỳnh Dao cho rằng, thành phố rất coi trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô gắn với xây dựng và phát triển đô thị, với công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị trung tâm. Trong đó, sự tham gia của cộng đồng không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo tồn mà còn là lực lượng giám sát nhanh và hiệu quả, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết kịp thời nhiều hành vi vi phạm liên quan đến di sản trên địa bàn.

Hiện, nhiều công trình trong quần thể di tích được trùng tu và phục hồi, trong đó UBND TP. Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo như dự án trùng tu, phục hồi di tích Ngọ Môn, phục hồi Nhật Thành Lâu trong khu vực Tử cấm thành, phục hồi tổng thể lăng vua Tự Đức, xây dựng hạ tầng kỹ thuật Đại Nội Huế, đầu tư hệ thống chiếu sáng quảng trường Kỳ Đài- Ngọ Môn... Mặt khác, TP. Huế cũng đang triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và dự án thí điểm, giải tỏa di dời dân cư ở Hộ Thành hào, Thượng Thành, nạo vét sông Ngự Hà, Đông Ba, An Cựu, chỉnh trang hai hồ Tân Miếu - Võ Sanh trong kinh thành Huế, tạo bộ mặt cho đô thị trung tâm ngày càng khang trang và hiện đại.

Theo bà Phạm Thị Quỳnh Dao, những năm qua, các doanh nghiệp và người dân địa phương không chỉ tham gia bảo vệ di tích mà còn tham gia đóng góp nguồn lực để tu bổ di tích với tổng kinh phí đóng góp hơn 5 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được sử dụng để trùng tu di tích và bảo vệ di sản, điển hình là trùng tu điện Hòn Chén, lăng Trường Mậu, lăng Trường Cơ, ủng hộ đóng góp đưa chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh (mẹ vua Thành Thái) từ Pháp về Huế trưng bày...

Với phương thức xã hội hóa, hình thức hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian ngày càng đa dạng với các trung tâm nghiên cứu, câu lạc bộ văn hóa- nghệ thuật, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, bảo tàng ngoài công lập, tập hợp được các chuyên gia và những người có tâm huyết, hoạt động hiệu quả mà không phải dựa vào nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, tránh tình trạng xuống cấp của hệ thống các DSVH. Đã có nhiều lễ hội truyền thống tốt đẹp và các loại hình diễn xướng dân gian độc đáo đang dần mai một được phục hồi mà phần đóng góp quan trọng, mang tính quyết định đó là từ cộng đồng.

 Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực

Đứng lớp dạy nấu ăn cho những người yếu thế trong xã hội, hay khi hướng dẫn cho các chuyên gia tìm hiểu về ẩm thực Huế, chị Lê Thị Thanh Hương (TP. Huế) luôn làm việc bằng một tình yêu say mê với ẩm thực. Không chỉ tận tâm giúp những người có hoàn cảnh thay đổi chất lượng cuộc sống, chị Hương còn tích cực lan tỏa văn hóa ẩm thực của quê hương đến với bạn bè quốc tế.

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực
Return to top