ClockThứ Hai, 21/09/2020 07:30
Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”:

Nhiều chủ nhà vườn từ chối - Kỳ 1: Nhiều vướng mắc

TTH - Qua 6 năm triển khai đề án HTNV, đến nay TP. Huế có 10/18 nhà vườn tham gia đề án được hỗ trợ, chiếm tỷ lệ khoảng 61%. Tuy nhiên, do kinh phí trùng tu nhà vườn quá lớn so với nguồn hỗ trợ của đề án cùng với vấn đề sở hữu nên nhiều nhà vườn đã từ chối nhận hỗ trợ.

Quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích và phát huy giá trị nhà vườn truyền thống ở HuếBảo tồn & phát huy giá trị nhà vườn HuếCứu vãn nhà rường Huế

Nhà vườn Nguyễn Thị Ngộ ở số 3 Phạm Thị Liên TP. Huế  xuống cấp trầm trọng

Đồng thừa kế

Sau khi khảo sát và vận động tham gia đề án HTNV, tháng 4/2020, nhà vườn Hoàng Trọng Sằng ở 101 Nguyệt Biều (Thủy Biều) được UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ trùng tu năm 2020 với kinh phí trùng tu 430 triệu đồng. Tháng 6/2020, ông Sằng có đơn xin không nhận hỗ trợ trùng tu; đồng thời xin trùng tu bằng kinh phí của gia đình theo quy cách nhà rường cổ, do các thành viên trong gia đình chưa thống nhất ý kiến liên quan đến vấn đề nhận hỗ trợ trùng tu của đề án.

Lý giải nguyên nhân trên, ông Sằng cho rằng, do nhà đồng sở hữu của nhiều thành viên, trong khi một số thành viên ở xa và không đồng ý nhận hỗ trợ trùng tu của đề án nên chúng tôi từ chối nhận.

Nhà vườn bà Nguyễn Thị Ngộ, số 3 Phạm Thị Liên (Kim Long) có tuổi đời trên 100 năm tuổi. Với thiết kế nhà rường gồm ngôi nhà chính có ba gian hai chái, có tiền đường dành cho việc thờ phụng tổ tiên, trang trí nội thất khá đặc trưng đảm bảo các tiêu chí nhà vườn Huế đặc trưng (NVHĐT). Tòa nhà lợp ngói liệt, ẩn mình dưới vườn cây bát ngát, tạo nên một không gian yên bình.

Theo bà Ngộ, ngôi nhà đồng sở hữu của nhiều anh chị em trong gia đình, trong đó một số người đang sinh sống ở xa, trong khi bà tuổi cao sức yếu nên không thể trông coi, quản lý việc tu sửa. Hơn nữa, nếu tháo hạ nhà rường, kinh phí sửa chữa trên 1 tỷ đồng, trong khi việc huy động nguồn đóng góp không đơn giản nên gia đình không tham gia đề án.

Nhiều vướng mắc

Thống kê từ UBND TP. Huế, từ 300 ngôi nhà vườn có tuổi hàng trăm năm, qua 20 năm không được trùng tu, sửa chữa, đến nay nhiều nhà xuống cấp, hư hỏng; một số nhà không có điều kiện trùng tu nên đã tháo hạ, tập trung nhiều tại các phường Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Phú Nhuận... Hiện, toàn thành phố chỉ còn 76 nhà đáp ứng các tiêu chí NVHĐT.

Để triển khai đề án HTNV năm 2021 và các năm tiếp theo có hiệu quả, cuối tháng 8/2020, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã đến các nhà vườn tại các phường Phú Cát, Kim Long, Phú Nhuận, Vỹ Dạ, Phú Hiệp và Thủy Biều để vận động, đồng thời giới thiệu các chính sách hỗ trợ đến từng chủ nhà với mong muốn các nhà vườn tự nguyện đăng ký tham gia đề án.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP. Huế, Phó Trưởng ban Quản lý và Bảo vệ nhà vườn Huế Phạm Thị Quỳnh Dao cho rằng, hiện có khá nhiều chủ nhà vườn không đồng ý tham gia đề án để thụ hưởng nguồn hỗ trợ trùng tu của Nhà nước là do vướng mắc về vấn đề sở hữu. Đa số các nhà vườn đều là đồng thừa kế hoặc đại diện thừa kế, một số người đang sống ở nhà vườn không có quyền quyết định trong việc tham gia đề án. Ngoài ra, một số nhà vườn không muốn tham gia vì sợ ràng buộc, sau này không thể cắt đất cho con cháu xây dựng nhà cửa vì theo quy định, khi đã tham gia đề án thì không thể cắt đất bán, không thể xây nhà phá vỡ cảnh quan nhà rường truyền thống.

Một vướng mắc nữa khiến việc tham gia đề án trở nên khó khăn là kinh phí trùng tu. Một số phủ thờ do kinh phí trùng tu, sửa chữa quá lớn, việc huy động đóng góp từ con cháu trong dòng tộc gặp khó khăn nên không thể triển khai thực hiện, như Phủ thờ Diên Khánh Vương tại 228 Nguyễn Sinh Cung (Vỹ Dạ), tổng kính phí dự kiến trùng tu gần 1,5 tỷ đồng, trong khi đây là nhà vườn loại 2, mức hỗ trợ tối đa là 500 triệu đồng nên không có khả năng vận động con cháu đóng góp đủ phần kinh phí còn thiếu.

Trong số 14 nhà vườn được UBND tỉnh phê duyệt đợt 1, có 3 nhà vườn xin không tiếp tục tham gia đề án. Trong đó nhà vườn Hoàng Trọng Dũng, số 1/12 Ngô Hà (Thủy Biều) và nhà vườn Vĩnh Tháp tại 310 Nguyễn Sinh Cung (Vỹ Dạ) chủ nhà đã mất, con cháu trong dòng tộc không đồng thuận nên gia đình đã xin không tiếp tục tham gia; phủ thờ Đức Quốc Công, số 2 Kim Long (Kim Long) xin không tiếp tục tham gia đề án lý do kinh phí trùng tu quá lớn trong khi đề án chỉ hỗ trợ tối đa 700 triệu đồng.

Chủ tịch UBND phường Kim Long Phan Vĩnh Duy Mãn thông tin, trên địa bàn phường có hàng chục ngôi nhà vườn đảm bảo các tiêu chí NVHĐT, trong đó có 4 nhà tham gia đề án và nhận được sự hỗ trợ trùng tu, sửa chữa; nhiều nhà không tham gia đề án vì nhà đồng sở hữu, kinh phí trùng tu quá lớn so với phần hỗ trợ của Nhà nước.

Với mức hỗ trợ từ 400- 700 triệu đồng/nhà tùy theo mức xếp loại, các nhà vườn tham gia đề án sẽ được đầu tư hỗ trợ trùng tu nhà rường, tôn tạo khuôn viên vườn, được kinh doanh dịch vụ tại nhà vườn; đồng thời, hỗ trợ về thuế, phát triển du lịch…

Bài, ảnh: Thanh Hương

(còn tiếp)

Kỳ II: Nâng mức hỗ trợ trùng tu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Muốn bảo vệ vững chắc biên giới phải hiểu biên giới

Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế”, do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; nâng cao kiến thức, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo trong tình hình mới.

Muốn bảo vệ vững chắc biên giới phải hiểu biên giới
Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Thông điệp về "Hành trình xanh" bảo vệ môi trường

Chiều 13/5, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai và Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức Chung kết Hội thi "Hành trình xanh" cho học sinh Trường THPT Tam Giang (huyện Phong Điền).

Thông điệp về Hành trình xanh bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top