ClockChủ Nhật, 17/04/2022 15:34

Niềm tự hào của quê hương Thừa Thiên Huế

TTH - Nhân kỷ niệm 3 năm ngày mất Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh (22/4/2019 - 22/4/2022), Nhà xuất bản Thuận Hóa tổ chức biên soạn và ấn hành cuốn “Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế”.

Các thế hệ cựu chiến binh Thừa Thiên Huế với Đại tướng Lê Đức Anh

Bìa cuốn sách “Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế”

 

Cuốn sách được tập hợp từ tham luận của các đồng chí lãnh đạo tỉnh được công bố tại hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh (1/12/1920 - 1/12/2020).

Các hồi ức về Chủ tịch nước kính yêu của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ được đăng tải trên báo chí Trung ương và địa phương, cùng nhiều hình ảnh tư liệu quý về con người - cuộc đời, sự nghiệp và lễ tang của nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh.

Những bài viết, tư liệu, hình ảnh được tuyển chọn, tập hợp trong sách một lần nữa khẳng định, quê hương Thừa Thiên Huế với làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc và làng Trừng Hà, xã Vinh Phú (nay là Phú Gia), huyện Phú Vang là những làng quê giàu truyền thống văn hóa và cách mạng - nơi Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh sinh ra, lớn lên và tham gia hoạt động yêu nước. Đó là nơi đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về gia đình, tuổi thơ, cùng quá trình giác ngộ, trưởng thành với ý chí, tinh thần cách mạng kiên trung, tài năng quân sự nhạy bén, một vị tướng dày dạn trận mạc, những phẩm chất của người lãnh đạo mẫu mực, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, là tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ Cộng sản suốt đời cống hiến, hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Qua từng bài viết, hồi ức đậm tình trên mỗi trang sách, người đọc có dịp hiểu thêm về quê hương, gia đình, dòng tộc, con người, sự nghiệp cách mạng, cùng những tình cảm chân thành, nồng hậu mà Chủ tịch nước - Đại tướng đã dành cho quê hương Thừa Thiên Huế.

Cuốn sách đưa người đọc về với quê hương, gia đình và tuổi thơ của Đại tướng với làng Bàn Môn (xứ Truồi) - vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều người con ưu tú trong dặm dài lịch sử, mà điển hình là dòng tộc họ Lê giàu truyền thống hiếu học, nhiều đời đỗ đạt, làm quan thanh liêm, yêu nước. Làng Trừng Hà cát trắng bên phá Tam Giang (Phú Vang) - nơi Đại tướng sinh ra trong bộn bề khó khăn, thiếu thốn… dưới ách thống trị của thực dân - phong kiến đều hiện lên một cách chân thật và rất đỗi hào hùng, là những nhân tố góp phần vun đắp, nuôi dưỡng tinh thần, ý chí, nghị lực để tạo nên một vị tướng dũng cảm, mưu lược, bản lĩnh; một nhà chính trị, lãnh đạo tối cao của Nhà nước Việt Nam luôn mẫn tiệp, đức độ, tài năng và giàu lòng yêu thương…, đã để lại nhiều dấu ấn tình cảm sâu đậm trong lòng Nhân dân và bạn bè quốc tế.

Đặc biệt, nhiều ký ức, tình cảm kính trọng về Chủ tịch nước – Đại tướng kính yêu mà các vị lãnh đạo ở Trung ương và tỉnh nhà qua các thời kỳ có dịp làm việc, gặp gỡ, trao đổi… giúp người đọc thấu hiểu về người con ưu tú Lê Đức Anh luôn nặng tình nghĩa với quê hương, hết lòng chăm lo xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế bằng những việc làm, những hành động thiết thực, nhằm đưa quê hương không ngừng phát triển, vươn lên.

Cuốn sách còn mang đến cho độc giả nhiều hình ảnh giá trị về cuộc sống, sinh hoạt, những lần Chủ tịch nước - Đại tướng về thăm quê hương; đặc biệt những khoảnh khắc xúc động trong lễ tang Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia (5 Trần Thánh Tông - Hà Nội), Hội trường Thống Nhất, Nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh, Hội trường UBND tỉnh và tại quê nhà (làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc); cùng những lời chia buồn, tiếc thương vô hạn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, cùng bạn bè quốc tế.

Với gần 100 tuổi đời, hơn 80 năm hoạt động và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; là vị nguyên thủ quốc gia với nhiều trọng trách nặng nề, để lại nhiều dấu ấn thành công mang tính đột phá trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế… được thế giới đánh giá cao và ghi nhận, làm rạng danh đất nước, con người Việt Nam, quê hương Thừa Thiên Huế mãi mãi tự hào về người con ưu tú: Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh.

Bài, ảnh: NGUYỄN ĐÌNH DŨNG

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Con đường vào Nam

Các tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tái hiện tương đối đầy đủ thân thế và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng, về quê hương Thừa Thiên Huế, về quá trình xây dựng quân đội, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Trong đó, có những hiện vật gốc như chiếc cặp da, đôi giày da, mũ da là những vật dụng được Đại tướng sử dụng để cải trang thành nhà tư sản trên con đường vào Nam nhận nhiệm vụ.

Con đường vào Nam
Dâng hương tại Nhà Văn hóa Đại tướng Lê Đức Anh

Sáng 24/7, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, Đoàn Thanh niên xã Lộc Vĩnh và Trường THPT Thừa Lưu (huyện Phú Lộc) đến thăm và dâng hương tại Nhà Văn hóa Đại tướng Lê Đức Anh ở xã Lộc An, huyện Phú Lộc nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Dâng hương tại Nhà Văn hóa Đại tướng Lê Đức Anh
Nguyễn Đình Chiểu & niềm tự hào xứ Huế

Cuối năm 2021, UNESCO chính thức thông qua hồ sơ khoa học về Nguyễn Đình Chiểu (cùng với nữ sĩ Hồ Xuân Hương) trong danh sách các danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế. Trước đó, Việt Nam có 4 danh nhân được vinh danh là Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du và Chu Văn An.

Nguyễn Đình Chiểu  niềm tự hào xứ Huế
Di sản vào học đường: Nuôi dưỡng niềm tự hào

Theo chương trình hợp tác đưa di sản vào học đường giữa Sở Giáo dục & Đào tạo và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các em học sinh được tham quan, trải nghiệm, tiếp cận với các giá trị di sản văn hóa. Hiểu rõ hơn văn hóa, lịch sử quê hương là cách để các em nuôi dưỡng niềm tự hào về truyền thống, có ý thức bảo vệ, giữ gìn văn hóa di sản.

Di sản vào học đường Nuôi dưỡng niềm tự hào
Hai niềm tự hào của Huế

Không chỉ góp mặt mà Hữu Thắng, thường gọi là Thắng Huế, còn có 2 trận đấu giao hữu xuất sắc trong đội hình đội tuyển U22 gặp tuyển Quốc gia vừa qua.

Hai niềm tự hào của Huế

TIN MỚI

Return to top