ClockThứ Bảy, 22/01/2022 06:46

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

TTH.VN - Thông tin từ Đạo tràng Mai Thôn rạng sáng 22/1 (20 tháng Chạp) xác nhận, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình Từ Hiếu-nơi ông đã xuất gia cách đây 80 năm, vào lúc 0h cùng ngày.

Di huấn của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang là một bài học nhân sinh đầy ý nghĩaDi quan đại lão hòa thượng Thích Trí Quang đến nơi trà-tỳĐại lão hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một lần được chúng thị giả đưa dạo chơi quanh Tổ đình Từ Hiếu

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hay còn gọi Sư ông Làng Mai được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ… 

Hơn 3 năm trước, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã quyết định về Tổ đình Từ Hiếu tịnh dưỡng sau hơn 70 năm đi khắp thế giới hoằng pháp độ sinh. Ngày trở về lại Việt Nam, trở về ngôi chùa Tổ, thiền sư đã bày tỏ trong lá thứ gửi chư vị tôn đức rằng: “Tôi đã quyết định trở về Việt Nam để được sống nơi đất tổ, có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của tổ đình cho đến ngày tôi chuyển bỏ hóa thân này” và “muốn nhập diệt tại chốn tổ để con cháu tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa...”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926, quê quán Thừa Thiên Huế. Ông xuất gia tại chùa Từ Hiếu vào năm 16 tuổi và thọ giới với pháp danh Trừng Quang, pháp tự Trừng Xuân, pháp hiệu Nhất Hạnh. Thiền sư Nhất Hạnh là tổ đời thứ 8 của môn phái Từ Hiếu, thuộc dòng Liễu Quán, đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế. Theo truyền thừa của Tổ đình Từ Hiếu thì thiền sư Nhất Hạnh hiện là trú trì của ngôi chùa này.

Ông từng tham gia thành lập Viện đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối, tổng biên tập tạp chí Phật Giáo Việt Nam. Sau khi đến Mỹ để truyền dạy phật học ở các trường đại học, thiền sư đã qua Pháp lập tu viện Làng Mai, và mở ra các thiền viện thực hành phép tu của ông suốt hàng chục năm qua.

Kể từ khi xuất ngoại hoằng dương đạo pháp, thiền sư đã về lại quê nhà vào các năm 2005, 2007, 2008, 2017. Tháng 10/2018, thiền sư quyết định trở về ở nơi mình từng xuất gia - Tổ đình Từ Hiếu. Cuối năm 2019, thiền sư được chúng đệ tử đưa qua Thái Lan kiểm tra sức khoẻ và quay về lại Huế vào đầu năm 2020 tiếp tục tịnh dưỡng.

Tin, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhếch nhác và bất tiện

Giữa mùa hè nắng ráo, nhưng cảnh như các bạn thấy trong ảnh đây cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện ở khu vực trước số nhà 68 Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân (Tp Huế). Rất nhếch nhác và rất bất tiện.

Nhếch nhác và bất tiện
Giải cứu những cây thông trên đường Lê Ngô Cát

Ngày 2/5, Thừa Thiên Huế Online đăng bài “Hoàn thành “mục tiêu” (?!)” của tác giả Huy Khánh. Bài viết phản ánh thực trạng nhiều cây thông trên tuyến đường Lê Ngô Cát do thiếu quan tâm chăm sóc, quản lý nên bị xâm hại dẫn đến cây chết, chậm lớn, lổ đổ…

Giải cứu những cây thông trên đường Lê Ngô Cát
Người Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới

Dù thời tiết trời mưa phùn và lạnh nhưng rất nhiều người dân xứ Huế đã tìm đến các ngồi chùa vào sáng mùng 1 tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để lễ Phật, cầu một năm mới may mắn bình an, vạn sự hanh thông cho bản thân và gia đình.

Người Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới
Đồi thông Từ Hiếu:
Nạn xả “rác tâm linh” ngày càng trầm trọng

Đồi thông Từ Hiếu là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Huế được nhiều người biết đến từ lâu. Trên ngọn đồi này hiện diện ngôi Tháp Bồ Đề- một di tích đậm chất nhân văn và khá lạ đã tồn tại suốt 130 năm qua.

Nạn xả “rác tâm linh” ngày càng trầm trọng
Phải hành động để giữ gìn không gian chùa Huế

Đem lý sự của “phép tắc” để ứng xử với không gian của các ngôi chùa dường như có gì đó không chuẩn. Mà phải ứng xử với chùa Huế như ứng xử với di sản của vùng đất...

Phải hành động để giữ gìn không gian chùa Huế
Return to top