ClockThứ Hai, 21/10/2013 13:57

Trở về thương nhớ

TTH.VN - Sau một buổi chiều vui, đêm qua mình tỉnh giấc nghe mưa  rả rích trò chuyện trên mái nhà. Thằng bạn cũng vừa từ Sài Gòn về thăm nhà và chắc đêm qua hắn cũng chẳng ngủ được vì mưa. Hạnh phúc chi bằng về lại nhà xưa với ba mẹ lão niên, đêm nằm nghe mưa về trên mái để hồ như những ký ức ngày cũ. Sáng sớm ra mạ kêu dậy với một tô cháo tự tay mạ nấu và ân cần: “ Ăn đi cho nóng con!”. Ăn xong tô cháo của mạ lại ngồi hầu chuyện quê, chuyện phố với ông già bên ly trà ban sớm. Với mình hạnh phúc đó không bao giờ đến nữa...

 

Bạn học cũ tứ tán muôn nơi từ quê đến Huế, từ núi đến biển, từ Bắc chí Nam... cứ khi mô có đứa trở về quê thì râm ran chuyện cũ. Thằng Cường nói: “Mi với tau gần 20 năm mới gặp lại nhau. Hay là tối mai mấy đứa tau kéo về làng mi vui một bữa cho thỏa nhớ...”.  

 

Thằng Vũ, nhân vật chính của cuộc vui xua tay: “ Ui chao tính ông già tau thằng Tân biết, tau về là không cho đi ra khỏi nhà...”. Cũng lạ thiệt, thằng Vũ đi khắp đó đây đến mấy chục quốc gia khác nhau nhưng về làng là không được bước ra khỏi nhà nếu ông già không đồng ý. Còn những lúc được đi ra khỏi nhà, hắn cũng chỉ loanh quanh cái làng Vĩnh của hắn, lên trên độn hương khói phần mộ tổ tiên ông bà; ra sau bàu nhìn lũ rau xanh đua nhau màu con nít...Học xong ở Huế hắn phóng vô Sài Gòn và trở thành công dân của thành phố năng động và hoa lệ từ đó. Nghe hắn kể: “ Một người làng dặn tau vô Sài Gòn nếu đi trên đường có rớt mũ  cũng đừng lượm làm lại làm chi. Ban đầu tau phì cười vì cái thiệt thà của ông những ngẫm lại cũng đúng. Cuộc sống ở Sài thành đô thị nó nhanh quá...”

 

Hạnh phúc chi bằng về lại quê xưa - ảnh giadinh.net

Hắn đích thị là một thằng nhà quê chính hiệu. Có lần hắn nói : “Tau trút bộ áo quần thành thị ra là thành người của làng”. Cũng phải bởi đến chừ mình mới tin rằng, thằng bạn này là một trong rất ít người còn thuộc những câu hò, câu vè dài lê thê mà mạ hắn thường hò cho hắn ngủ thời nhỏ. Rồi lại chuyện ăn, có bữa ra Huế cứ đòi mình tìm cái quán mô có bán cái món lẩu cá dét (cũng hên là quán nhậu ở Huế thì món ni cũng nhiều). Rồi mỗi lần về quê xong, khi mô hắn cũng lỉnh kỉnh xách thêm một bịch cá bống kho rim chừng quý lắm: “Đây là món cá bống phá Tam Giang, mạ tau kho rim với nước mắm làng biển Mỹ Hòa. Cứ nghe tau về là mạ lại chuẩn bị trước món ni...”

 

Mình gọi hắn là người “ thương nhớ đồng quê” theo một truyện ngắn hay của Nguyễn Huy Thiệp. Mỗi khi nói chuyện làng, mắt hắn sáng lên từ chuyện vui đến chuyện buồn. Chuyện hai thằng đứng lặng nhìn nhà bà chị ruột của hắn bị cháy ngay giữa mùa gió Lào để rồi sau vụ cháy nhà đó, gia đình chị hắn bỏ làng đi và may mắn là thành đạt. Rồi chuyện có bữa lên cao nguyên  Đaklak, hắn nhảy xe ôm tìm vô cái xã kinh tế mới Êhu thăm bà con đồng hương làng Vĩnh và chỉ thằng ni, con nớ là con o mô, chú mô... là ngay chóc! Thằng Tú kêu: “Chủ quán ơi cho món hon xôi. Món ni là của thằng Vũ. Mấy đứa bây coi kiểu  ăn nhà quê của hắn, cứ bo cục xôi lại mà chấm nước hon vừa ăn vừa xuýt xoa ngon lắm, ngon lắm...”

 

“ Trút áo thị thành- Mình là trẻ nhỏ- Hai mươi năm phố- Lòng ta vẫn làng”. Thằng bạn mình đã trở về nhà xưa với ba mẹ già; để được sống chậm; để nghe mưa bây giờ mà nhớ mưa xưa thì không có hạnh phúc chi bằng. Nghe mưa ròn trên mái suốt đêm lại nghĩ mình có về làng thì cũng lại loanh quoanh, loanh quanh  tìm ký ức mà nhớ ...

                                                           

Phi Tân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Return to top