ClockThứ Năm, 28/09/2023 14:46

Trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông”

TTH.VN - Hàng trăm hình ảnh, hiện vật liên quan đến chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông” vừa được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Đông trưng bày vào sáng 28/9.

Khai mạc không gian trưng bày "Sắc màu rằm tháng Tám"Triển lãm hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật BảnBảo tàng là nơi triển khai chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa cho người dânTrưng bày không gian áo dài tại cung An Định

 Một góc trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông”. Ảnh: A. Lực

Diễn ra tại Nhà Văn hóa dân tộc huyện Nam Đông, chuyên đề trưng bày giới thiệu đến công chúng hơn 100 hình ảnh, 80 hiện vật, tập trung vào ba chủ đề chính: Thiên nhiên và con người huyện Nam Đông; Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

Nam Đông là một huyện miền núi giàu truyền thống yêu nước và cách mạng của tỉnh. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu. Bên cạnh đó, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số như Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy… tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều sắc màu về phong tục tập quán, sinh hoạt hàng ngày của các đồng bào dân tộc thiểu số qua nhiều thế hệ được gìn giữ và phát huy.

Theo lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, trưng bày chuyên đề lần này gắn liền với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội và quá trình phát triển của vùng đất Thừa Thiên Huế nói chung, của huyện Nam Đông nói riêng. Từ đó tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn về vị trí, vai trò, ý nghĩa giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo ra trong tiến trình phát triển xã hội. Trưng bày kéo dài đến hết ngày 29/9.

Tặng tủ sách cộng đồng cho một số xã trên địa bàn huyện Nam Đông. Ảnh: A. Lực

Dịp này, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Đông tổ chức bàn giao các trang thiết bị văn hóa như sách, giá sách, nhạc cụ, đạo cụ… phục vụ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể cho một số xã trên địa bàn huyện. Chương trình hướng đến góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho các đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng.

*Cùng ngày 28/9, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Huế tổ chức lớp tập huấn du lịch “Quảng bá Di sản Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với phát triển du lịch” tại huyện Nam Đông.

Lớp tập huấn với 65 học viên là cán bộ văn hóa của các xã, thị trấn và đại diện các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Nam Đông. Tham gia lớp học, các học viên sẽ được cung cấp, bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng cơ bản như khái niệm du lịch văn hóa, khai thác các giá trị văn hóa của đồng dân tộc trong hoạt động du lịch; phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch...

Thông qua lớp tập huấn sẽ giúp các học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên văn hóa trong hoạt động du lịch, góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, hấp dẫn để thu hút khách tham quan, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương trong thời gian đến.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

TIN MỚI

Return to top