ClockThứ Ba, 14/10/2014 09:41

Thước đo sức bền tác phẩm

TTH - Chuyện hậu kỳ bài hát “Thành phố hoa phượng đỏ”, một bài ca đi cùng năm tháng mà tôi kể dưới đây như là sự tiếp nối của bài Giải thưởng lớn nhất của người nghệ sĩ - bài trên báo Thừa Thiên Huế số thứ 7, ngày 11/10/2014.

Ca từ là của nhà thơ Hải Như. Ông là đồng tác giả của nhiều tác phẩm âm nhạc. Thơ ông vừa có ý tưởng vừa giàu tiết tấu, dễ gợi giai điệu cho các nhà soạn nhạc. “Thành phố hoa phượng đỏ” là “cuộc tình” thứ mười của ông, với một nhạc sĩ ở “tỉnh lẻ”.

Năm 1970, xuống Hải Phòng dự đêm thơ về Bác Hồ, Hải Như xúc động bởi tình yêu văn học, tình yêu thơ của những người thợ xi măng, những anh công nhân bến Sáu Kho. Rồi trong một đêm, ông đã phác thảo lời cho một bài hát để tặng thành phố biển, nơi có “những con đường áo thợ tấp nập ngày đêm”. Ca từ mang tựa đề “Thành phố hoa phượng đỏ”.

Về Hà Nội, Hải Như đọc ca từ “Thành phố hoa phượng đỏ” cho nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nghe và muốn được ông Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam (NSVN) giới thiệu một nhạc sĩ chưa có tên tuổi ở Hải Phòng phổ nhạc. Hải Như không muốn mời các nhạc sĩ bạn bè ở Hà Nội cộng tác còn có lý do nữa là ông phản đối tư tưởng “bụt chùa nhà không thiêng” như lâu nay các địa phương vẫn đối xử không bình đẳng với các nhạc sĩ ở các vùng đất.

Một tháng sau, một vị khách gõ cửa nhà Hải Như, tự giới thiệu là nhạc sĩ Lương Vĩnh, ở đoàn ca múa nhạc Hải Phòng, được nhạc sĩ Đàm Linh, người theo dõi phong trào âm nhạc Hải Phòng của Hội NSVN, giới thiệu lên gặp nhà thơ Hải Như nhận ca từ. Hải Như vui vẻ trao đổi ý đồ của mình với nhạc sĩ thành phố biển. Đọc đi đọc lại ca từ nhiều lần, Lương Vĩnh xúc động nói: hết sức cảm ơn anh vì ca từ đã nói hết những gì bấy lâu nay tôi muốn nói. Tôi sẽ cố gắng khi thể hiện không bỏ mất chữ nào trong ca từ của anh.

Rồi một hôm, trên đường đi Quảng Ninh, nhà thơ Hải Như và nhạc sĩ Lê Yên đã ghé qua Hải Phòng thăm nhạc sĩ Lương Vĩnh. Sau bữa cơm, Lương Vĩnh mời hai vị thượng khách nghe ca khúc mới của mình. Nhạc sĩ phổ thơ Bộ đội về làng đã gật gù khen và bộc lộ niềm vui với nhạc sĩ phổ thơ “Thành phố hoa phượng đỏ”. Khi Lương Vĩnh đề nghị tác giả ca từ nhận xét thì Hải Như nói ngay: Tôi phê bình nhạc sĩ đã bỏ mất sáu chữ “cho anh trao chiếc hôn nồng”. Nguyên câu ấy là: Hỡi em yêu trong đêm dài tiễn biệt, cho anh trao chiếc hôn nồng, ta tạm biệt xa nhau... Nhạc sĩ Lê Yên bảo vệ: “Trong thơ hôn được nhưng trong bài hát thì nhà thơ cho phép nhạc sĩ bỏ đi kẻo khó vượt qua cửa ải kiểm duyệt”. Cả ba cùng phá lên cười. Một thời, trong văn chương người nghệ sĩ đã sợ cái hôn đến như thế.

Đã “hy sinh” chữ hôn rồi nhưng nhạc phẩm vẫn cứ bị đình bản. Hơn một năm trời, qua mấy lần duyệt nhưng lãnh đạo TP Hải Phòng vẫn không cho hát. Khi thì bị coi là mất lập trường vì đã đánh giá “Hải Phòng ơi hôm nay bé nhỏ”. Lúc thì cho là “không nghiêm túc” bởi: “Những hẹn hò bên bờ sông Lấp”. Bởi một thời sông Lấp là “phố vẫy” của các cô gái lấy đêm làm ngày.

Hơn một năm sau, khi Đài Tiếng nói Việt Nam duyệt và Kiều Hưng vừa học ở nước ngoài về chọn “Thành phố hoa phượng đỏ” làm bài hát trình làng thì bài hát mới hết bị phạt “việt vị”. Và “Thành phố hoa phượng đỏ” không còn là của riêng của Hải Phòng mà đã vang xa tới các chiến lũy, mâm pháo, trên các công trường, biên giới, hải đảo. Năm 1981, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng điện vào TP Hồ Chí Minh mời nhà thơ Hải Như ra chứng kiến những đổi thay của thành phố biển và dự lễ hạ thủy con tàu viễn dương đầu tiên của Hải Phòng mang tên “Hoa phượng đỏ”. Nhà thơ Hải Như còn được tặng danh hiệu “công dân danh dự” của TP Hải Phòng.

Thấm thoắt, “Thành phố hoa phượng đỏ”, đứa con tinh thần của nhà thơ Hải Như và nhạc sĩ Lương Vĩnh đã đi vào lòng người hơn bốn thập kỷ. Lương Vĩnh đã đi xa. Nhưng cho đến nay, nhà thơ Hải Như vẫn rất mến mộ người đã chắp cánh cho thơ ông. Nhà thơ từng chia sẻ nỗi buồn nhiều hơn là niềm vui với nhạc sĩ Lương Vĩnh trong những ngày đầu đứa con tình thần của họ ra đời trong trắc trở. Nhớ lại cửa ải kiểm duyệt bài hát “Thành phố hoa phượng đỏ “ông bày tỏ quan điểm: Thời gian mãi mãi là thước đo sức bền của tác phẩm. Người duyệt bài hát của chúng ta là quần chúng số đông.

Thanh Tùng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

TIN MỚI

Return to top