ClockThứ Năm, 26/04/2012 09:50

Tôi sẽ đi hết con đường

TTH - Mang theo hành trang đầy ắp những cảm xúc: lo lắng, háo hức, hồi hộp… tôi bước những bước đầu tiên cùng 45 sinh viên thực tập sư phạm khác về Trường THPT Gia Hội, Huế vào một ngày đầu tháng 2…

Dự buổi chào cờ đầu tiên tại trường, trong tôi dậy lên một cảm giác nao nao khó tả. Không thể không xúc động khi lần đầu tiên được ngồi trên hàng ghế danh dự của thầy cô, được thử cảm giác là một cô giáo thật sự trước những cặp mắt ngơ ngác tò mò của học sinh. Và ghé mắt nhìn qua hàng ghế bên cạnh, đâu còn là cậu bạn sinh viên ở trường ngày nào mà là một anh bạn đồng nghiệp chững chạc và dễ thương quá chừng. Dường như làn gió nhẹ lan tỏa cũng hân hoan với tâm trạng chúng tôi. Cảm xúc lấn át cảm xúc, tôi bỡ ngỡ với những giây phút đầu tiên tại ngôi trường Gia Hội dấu yêu. Với nét cổ kính, rêu phong, ngôi trường vẫy chào chúng tôi sau những hàng cây đầu mùa trút lá, gợi nhớ trong tôi một thời áo trắng đã qua. Tôi bâng khuâng xao xuyến trước những gương mặt hồn nhiên của lũ học trò dễ mến, trước những ánh mắt thân thiện của thầy cô giáo… Cảm nhận ban đầu đã bừng lên trong tôi niềm háo hức đợi chờ mỗi giờ lên lớp. Tất cả, tất cả những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên ấy phải chăng chính là dấu hiệu báo trước một đợt thực tập đầy ý nghĩa giữa một ngôi trường gần gũi, đơn sơ nhưng ấm áp vô cùng?

Từ những ngày đầu bỡ ngỡ không biết phải làm quen với học sinh như thế nào và làm gì để chiếm được tình cảm của các em, hồi hộp và lúng túng với những tiết dạy đầu tiên dần dần, tôi đã bắt nhịp được với môi trường sư phạm. Sự hướng dẫn tận tình và khoa học của cô giáo hướng dẫn, tôi đã hiểu thế nào là sự vất vả của một tiết đứng trên bục giảng, hiểu được ý nghĩa thật sự sau một giờ lên lớp thành công. Vui sướng biết bao khi được thấy hàng chục cặp mắt của học sinh chăm chú trên từng hàng chữ viết bảng xinh xinh, từng lời giảng nhiệt thành của cô giáo… Những giây phút trải nghiệm quý giá ấy chính là bài học lớn trong hành trang vào đời mà tôi không thể nào quên. Tôi đã từng nghĩ, quá khó để bước đi suôn sẻ mà không hề vấp ngã trên chặng đường thực tập suốt hai tháng liền. Những lo lắng dường như lấn át mọi niềm hứng khởi, những âu lo xoá đi mọi hăm hở và nhiệt huyết. Trong thâm tâm tôi thực sự sợ mình không đủ tự tin và năng lực để trải nghiệm thực tế, để làm những công việc của một người giáo viên trong tương lai. Thế nhưng, tất cả đã khác khi tôi đến với ngôi trường Gia Hội yêu thương. Chính ngôi trường này giúp tôi nhận ra niềm vui và ý nghĩa cao cả của công việc mình đang làm; giúp tôi hiểu được rằng, mọi sự cố gắng ắt sẽ không bao giờ vô nghĩa. Học sinh Gia Hội dễ gần và thật đáng yêu, thầy cô Gia Hội rất nhiệt tình và thân thiện, chính điều đó đã thắp lên trong chúng tôi niềm vui vô bờ. 

Hạnh phúc biết bao khi đang hối hả trên những dòng đường xuôi ngược bỗng nghe một tiếng chào cô từ những gương mặt học trò thân yêu. Tiếng “chào cô” ấy không những đã xóa tan mọi nhọc nhằn lo toan giữa bộn bề cuộc sống mà còn hơn thế nữa: thắp lên ngọn lửa yêu nghề thực sự trong tôi: hôm nay và mãi mãi. Đặc biệt hơn, chính trong thời gian thực tập đã nhen nhóm lên trong tôi những xúc cảm tinh khôi mới mẻ, những rung động thơ ngây trong sáng vô cùng.
 
Tôi thầm cảm ơn mối duyên của tôi với mái trường THPT Gia Hội thân thương. Những kỷ niệm đi cùng với mái trường sẽ mãi là khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời, là một miền kí ức yêu thương và đầy nhung nhớ. Tôi thật lòng muốn nói lời cảm ơn đến thầy và trò Trường THPT Gia Hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành tốt hai tháng thực tập đầy ý nghĩa.
 
Những ngày này, khi kì thực tập đã qua, tôi thật sự nhớ lớp, nhớ trường, nhớ lũ trò nhỏ tinh nghịch, hồn nhiên. Ngồi một mình bên tách cà phê nóng, ngắm dòng Hương thơ mộng, nước lững lờ trôi, bản nhạc Trịnh bỗng vang ngân, tôi cứ nghĩ mãi về tương lai… Tôi nguyện dù có khó khăn, vất vả đến nhường nào, tôi cũng sẽ đi hết con đường, con đường đúng đắn nhất mà tôi hằng mơ ước để… tặng học sinh một bè lau - một bè lau qua sông.
 
Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top