ClockThứ Bảy, 19/06/2010 15:21

Trong ước muốn ngày thường

TTH - Da đậm vì nắng. Đôi bàn tay chai sần vì lao động, trông ông giống như bao “ lão nông tri điền “ của bất cứ làng quê nào. Nhưng Kỳ Hữu Phước hiện là người đang nắm giữ “ sinh mệnh” của một dòng tranh dân gian truyền thống – tranh thờ cúng làng Sình ( Phú Vang – Thừa Thiên Huế ). Ở vào tuổi 62, người đàn ông này là cháu đời thứ 9 của làng nghề.
Câu chuyện về tranh làng Sình của ông được bắt đầu từ một hồi ức. Đó là những của thời kỳ bao cấp, khi mà tranh thờ cúng này được xem là mê tín. thời đó, hầu như người dân làng nghề đều đem các loại bản khắc chẻ làm củi. Mình ông âm thầm đem các loại bản khắc bó lại, bọc ny lon và chôn chúng xuống đất. Trong những năm tháng khó khăn ấy, thi thoảng ông cũng in một ít bộ, giấu chúng trong người rồi đem bán cho những ai có nhu cầu…
 
Ông Kỳ Hữu Phước và công đoạn chạm tranh
 
Nhưng bây giờ thì làng tranh đã bắt đầu khác. Từ chỗ chỉ có mình gia đình ông rồi 5, 3 hộ nữa lấy tranh làng Sình làm kế sinh nhai, làng bây giờ đã có 32 hộ cùng làm nghề. Tranh thờ cúng làng ông bây giờ không chỉ bán cho người dân ở Thừa Thiên Huế mà còn ra Đông Hà, Quảng Trị, Quảng Bình hay vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định …nữa. Khó có thể kể hết lượng tranh đã được bán ra trong một tuần, một tháng hay một năm. Người làm tranh làng Sình quy sản phẩm mình làm ra bằng thu nhập hàng ngày, trung bình là 20.000 đồng, cao thì 50.000 đến 70.000 đồng/ ngày.
 
Ông Kỳ Hữu Phước bảo, cũng chưa sống được bằng nghề nhưng rứa là vui lắm rồi. Vui không chỉ vì buôn có bạn, bán có phường mà còn vì nghề truyền thống của tổ tiên vẫn còn giữ được lửa. Chỉ tiếc là tranh bây giờ không còn giữ được như xưa. Vẫn bản khắc ấy, hình vóc ấy nhưng giấy đã là giấy công nghiệp, màu bằng hóa chất lúc nào cũng sẵn có ở chợ. Thế nên dù sắc có sặc sỡ hơn, dễ làm hơn nhưng trông chúng thiếu tự nhiên và mất đi độ chín, đậm đà của màu pháp lam xưa…
 
Công đoạn xén giấy
 
Nói về cách làm tranh theo đúng quy trình làm tranh theo kiểu truyền thống xưa, giọng nói của ông đằm trong ánh nhìn rưng rức nhớ, rằng phải đầu tư rất nhiều công sức, phải về biển lặn điệp, lên rừng đào rễ cây, hái hoa cộng với đi tìm cỏ cây có màu tự nhiên ở xung quanh để nấu cho ra màu. Có loại chỉ cần 2 giờ đồng hồ nhưng có loại như màu đỏ hồng phải nấu đúng 3 ngày 2 đêm mới đạt đến độ chuẩn.
 
Giấy thì nhất định phải là giấy dó. Bản khắc phải dung gỗ mức, gỗ mít hay gỗ huện và bút vẽ thì nhất định phải bằng rễ cây dứa hoang ngoài đồng, nhưng chắc chắn phải là đoạn có thân cong, đoạn cách mặt đất một đỗi gang tay…Tranh làm theo quy trình này sẽ không bao giờ phai màu, chỉ cũ đi cùng năm tháng mà thôi.
 
In tranh
 
Lần làm tranh đúng trình tự xưa của ông Phước đã cách đây non 10  năm. Lần đó, ông đã làm bộ tranh với đầy đủ các bộ bát âm, con giáp, thế mạng…tổng cộng 200 bức để phục vụ một cuộc triển lãm theo đơn đặt hàng của UNESCO. Vài năm trở lại, ngoài việc cung cấp bản khắc gỗ cho người thợ làng nghề mà chỉ cố ông mới thực hiện được, thi thoảng ông và cả gia đình có mang tranh đi tham gia Festival làng nghề, Festival Huế hay hội chợ hàng thủ công truyền thống …nhưng đó chỉ là những phiên bản thôi, chưa phải là tranh làng Sình như trước kia hay trong một kỳ triển lãm hiếm hoi của UNESCO năm nào…
 
Thử làm nghệ nhân
 
Tranh ông, tranh bà, đàn ông, phụ nữ, trẻ con, hình các con súc vật… của làng Sình được người đời mua về thờ cúng để cầu an, cầu khỏe mạnh hoặc gửi gắm tình thương yêu, sự chăm chút cho những người đã khuất…. Tôi nhìn những bức tranh thờ cúng dân gian mà Newspace arts Foundation cùng nghệ nhân Kỳ Hữu Phước mang đến cho người thưởng làm lần này tại làng Lại Thế và chợt hiểu, sự tồn tại của làng nghề chính là nhờ những mong mỏi và ước ao trong ngày thường của những người dân lam lũ … lòng thấy chút gì đó rưng rưng khi ông Phước ngượng nghịu bảo: cũng in tranh như ri, quẹt màu như ri, rứa mà thấy nó không giống như ở nhà…
 
Bài và ảnh:Khang Nhiên
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top