ClockThứ Ba, 18/07/2023 07:17

Việt Nam có 2 phim tranh giải chính thức Liên hoan phim Quốc tế ASEAN 2023

Ngày 17/7, thông tin từ nghệ sĩ, diễn viên Hồng Ánh, đạo diễn phim “Đảo của dân ngụ cư” cho biết: Liên hoan phim Quốc tế ASEAN (ASEAN International Films Festival & Awards) – AIFFA 2023 chính thức trở lại sau 2 năm chờ đợi.

Phạm Thiên Ân nên được chào đón khi trở về từ Liên hoan phim Cannes 2023Điện ảnh châu Âu hội ngộ trên đất HuếNhiều hoạt động hưởng ứng 70 năm điện ảnh Cách mạng Việt NamCác trường hợp miễn, giảm giá vé xem phim tại rạp

leftcenterrightdel
Cảnh trong phim “Đêm tối rực rỡ”. Ảnh: thethaovanhoa.vn 

Thông tin từ Ban tổ chức cho biết, tại mùa giải năm nay, Liên hoan phim Quốc tế ASEAN có 120 phim tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đăng ký tham gia. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức tại đảo Kuching, Sarawak, Malaysia vào ngày 2/8.

Trong số 5 thành viên của Hội đồng Giám khảo Liên hoan phim Quốc tế ASEAN năm nay, có gương mặt quen thuộc của điện ảnh Việt Nam: đạo diễn – diễn viên Hồng Ánh. Các thành viên còn lại bao gồm: U-Wei Bin Haji Saari (Trưởng ban giám khảo - Malaysia), Ihsan Nurullah Kabil (Giám khảo Quốc tế - Thổ Nhĩ Kỳ), Viva Westi (Indonesia) và Effendee Mazlan (Malaysia).

Chia sẻ trước ngày lên đường chấm giải, đạo diễn – diễn viên Hồng Ánh cho biết, chị thấy rất vinh dự khi được mời làm thành viên Hội đồng giám khảo của Liên hoan phim Quốc tế ASEAN 2023. “Đảo Kuching là một một vùng đất thú vị. Đây cũng là nơi đánh dấu sự thừa nhận của giới chuyên môn điện ảnh quốc tế cho vai trò đạo diễn của tôi trong bộ phim đầu tay “Đảo của dân ngụ cư”. Với tôi, đây thực sự là một cuộc “trở về”. Có khá nhiều cảm xúc trong tôi, cả một chút hồi hộp lẫn háo hức. Đặc biệt, khi các bộ phim Việt Nam góp mặt trong Liên hoan phim lần này đều đến từ những nhà làm phim mà tôi quý trọng”, đạo diễn – diễn viên Hồng Ánh chia sẻ. 

Tại Liên hoan phim Quốc tế ASEAN năm nay, Việt Nam có 2 đại diện góp mặt trong vòng tranh giải chính thức gồm: Memento Mori: Đất – đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ và phim “Đêm tối rực rỡ” của đạo diễn Aaron Toronto.

Trong đó, bộ phim “Memento Mori: Đất” của đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ là bộ phim tâm lý, gia đình có chủ đề về các bệnh nhân ung thư cận tử, được công chiếu tại Việt Nam vào tháng 10/2022. Bối cảnh của phim là khu dân cư của người lao động nghèo ở vùng cao nguyên với câu chuyện về một gia đình có người mắc bệnh ung thư. Chị Vân – người phụ nữ chấp nhận căn bệnh ung thư của mình đã vào giai đoạn cuối và tìm nhiều cách để kết nối, nhắn gửi tới những người thân gồm bố đẻ, chồng và các con. Bên cạnh đó, cô cũng quyết tâm thực hiện nguyện vọng hiến tạng cho y học - một việc làm chưa phổ biến và còn chịu nhiều định kiến trong xã hội.

Bộ phim “Đêm tối rực rỡ” có nội dung về nạn bạo hành gia đình ở Việt Nam. Phim do đạo diễn người Mỹ Aaron Toronto cùng vợ là diễn viên Nhã Uyên, đồng thời là nữ chính kiêm biên kịch phim thực hiện. Chuyện phim xoay quanh một đêm tang gia của gia đình ông Toàn (Kiến An). Ông có ba con: Kim Hoàng (Vũ Xuân Trang), Xuân Thanh (Nhã Uyên) và Kim Bảo (Kim B). Ba người trở về nhà làm đám tang ông nội sau nhiều năm không gặp. Mỗi người một hoàn cảnh: Bị trầm cảm, ly dị chồng đại gia và giành quyền nuôi con gái, từng bỏ nhà, nghiện ngập... Giữa đám tang, ông Toàn thú nhận nợ nhiều tiền và cần trả trước 6 giờ sáng hôm sau để không bị xã hội đen giết. Các con đùn đẩy nhau vì mỗi người đều có uẩn khúc. Buổi tối trở thành quả bom nổ chậm với gia đình ông Toàn.

Đạo diễn Aaron Toronto sống ở Việt Nam 16 năm, nghiên cứu về tập tục làm tang lễ của người miền Nam nhiều năm trước khi thực hiện phim. Phim từng đoạt giải Cánh diều Vàng năm 2021; đoạt hai giải Best story (Câu chuyện xuất sắc) và Best performance: female (Nữ diễn viên xuất sắc) dành cho Nhã Uyên tại Santa Fe - Liên hoan Phim độc lập ở Mỹ năm 2022. Phim từng là một trong những hiện tượng phòng vé Việt với doanh thu hơn 20 tỷ đồng, dù thuộc dòng phim độc lập, đề tài kén người xem.

Liên hoan phim Quốc tế ASEAN (AIFFA) được tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ năm 2013. Sau đại dịch, phiên bản năm 2021 của Liên hoan phim được thực hiện với hình thức trực tuyến ở quy mô nhỏ. Do đó, kỳ tổ chức lần thứ 6 của năm nay được kỳ vọng sẽ là sự trở lại rực rỡ, cả về quy mô lẫn chất lượng.

Nét mới của Liên hoan phim Quốc tế ASEAN năm nay – AIFFA 2023 là Cuộc thi phim ngắn cho sinh viên các trường đại học với chủ đề: Mục tiêu Phát triển Bền Vững - Sustainable Development Goals (SDG). Tại lần tổ chức này, AIFFA 2023 sẽ trao12 giải thưởng chính thức dành cho các nhà làm phim Đông Nam Á. Đêm Gala trao giải sẽ diễn ra vào ngày 4/8/2023.

Trước đó, cũng tại AIFFA, năm 2017, bộ phim “Đảo của dân ngụ cư” của đạo diễn Hồng Ánh đã gây tiếng vang lớn, xác lập kỷ lục của Liên hoan phim khi giành 8 đề cử/9 hạng mục trao giải chính thức. Phim thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng, trong đó có Giải thưởng lớn dành cho Phim hay nhất.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

TIN MỚI

Return to top