ClockChủ Nhật, 16/09/2012 08:35

Việt Nam hạn chế dần các chất phá hủy tầng ozone

TTH.VN -  “Trách nhiệm của Việt Nam trong các năm tiếp theo là hạn chế tiêu thụ các hóa chất có hại để bảo vệ tầng ozone - tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất”, nội dung trên được nhấn mạnh tại lễ kỷ niệm 25 năm Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone (1987-2012) và Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone (16-9) do Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN-MT) tổ chức ngày 15/9 tại TPHCM. 

Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu, Cục phó Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, từ ngày 1-1-2010, toàn bộ các chất làm suy giảm tầng ozone như CFC, HCFC, HFC (hóa chất được sử dụng trong cơ chế làm lạnh) đã được loại trừ hoàn toàn trên thế giới, ngoại trừ một lượng nhỏ sử dụng trong nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc men. Có thể thấy, nếu không đóng cửa các nhà máy sản xuất các chất này (theo Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal), thế giới có thể đối mặt với sự tăng thêm 20 triệu ca ung thư da và 130 triệu ca đục thủy tinh thể, chưa kể đến tác hại do tia cực tím gây ra với hệ miễn dịch của con người, tác hại đa dạng sinh học và sản xuất nông nghiệp.

Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal tháng 1-1994 và đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC; 3,8 tấn halon - lượng tiêu thụ hàng năm ở nước ta. Trách nhiệm của Việt Nam trong các năm tiếp theo, không tiêu thụ các chất HCFC, quá trình này có thể kéo dài đến năm 2030. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, nếu nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ các tổ chức quốc tế Việt Nam có thể hoàn thành loại trừ các chất HCFC vào năm 2025 (đối với các lĩnh vực sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, chúng ta vẫn được phép sử dụng HCFC đến năm 2040).

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết nhân loại cần ít nhất 40 năm để phục hồi tầng ozone về mức độ của thời điểm trước năm 1980 vì quá trình này tại Nam cực sẽ diễn ra rất lâu. Vào năm 2000, lượng khí thải làm suy giảm ozone trong tầng bình lưu tại Nam cực đã lên mức tối đa nhưng hiện đang giảm với tỷ lệ khoảng 1%/năm.

* Sáng 15-9, tại TP Đà Nẵng, Bộ TN-MT, Tổng LĐLĐ Việt Nam và UBND TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức lễ phát động “Quốc gia hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” và trồng cây hưởng ứng chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam”. Sau lễ phát động, hàng trăm người dân và đoàn viên thanh niên TP Đà Nẵng đã trồng 300 cây xanh, dọn dẹp rác thải,… tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà).

Nhóm PV (theo SGGP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI

TIN MỚI

Return to top