ClockThứ Ba, 23/07/2019 14:43

Việt Nam mong Tiến trình Bali nâng cao vai trò thúc đẩy sự kết nối

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đưa ra ý kiến trên tại Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ 14 Nhóm công tác của Tiến trình Bali về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia, diễn ra vào sáng 23/7, tại thành phố Đà Nẵng.

Trung Quốc toan tính gì khi điều tàu xâm phạm vùng biển Việt NamMỹ chính thức lên tiếngViệt Nam nằm trong số các thị trường sử dụng TikTok nhiều nhất Đông Nam ÁLá thư ông Obama tự tay viết cho tù nhân được khoan hồng gây "sốt"Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện

Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN

Hội nghị lần này thu hút hơn 100 đại biểu đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Tại Hội nghị, Nhóm công tác sẽ tổng kết các hoạt động thời gian qua cũng như trao đổi và định hướng ưu tiên cho hoạt động sắp tới của Tiến trình Bali phù hợp với xu thế quản lý di cư trên thế giới.

Theo ông Tô Anh Dũng, bên cạnh phòng, chống di cư trái phép và mua bán người, Tiến trình Bali nên cân nhắc đưa các biện pháp thúc đẩy di cư an toàn, hợp pháp và chiến lược hợp tác trong thời gian tới. Điều này cũng phù hợp với cam kết của Tiến trình là tăng cường tham gia hơn nữa các cơ chế hợp tác khu vực và đa phương, ví dụ như ASEAN, Diễn đàn toàn cầu về Di cư và phát triển.

Trên thực tế, một số sáng kiến hợp tác của Tiến trình, đặc biệt là sự ra đời của Diễn đàn Chính phủ và Doanh nghiệp vào 2017 được đánh giá cao và ghi nhận trong Báo cáo chuyên đề 2019 của GFMD tại Diễn đàn Chính trị cấp cao vì sự phát triển bền vững tổ chức tại New York từ 11-15/7 vừa qua. Điều này cũng góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững.

Tiến trình Bali do Chính phủ Australia và Indonesia đồng khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng châu Á-Thái Bình Dương về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia, tổ chức tại Bali (Indonesia) tháng 2/2002.

Mục tiêu của Tiến trình là tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực về vấn đề biên giới và hệ thống thị thực để phát hiện và loại trừ di cư trái phép; tăng cường nhận thức chung để giảm thiểu việc di cư trái phép và mua bán người cũng như cảnh cáo các đối tượng dễ bị ảnh hưởng; cung cấp những hỗ trợ và bảo vệ thích hợp cho các nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; chia sẻ các thông tin có liên quan một cách hiệu quả.

Việt Nam vừa là nước gốc, vừa là nước đến của người di cư. Việt Nam chủ trương thúc đẩy di cư hợp pháp, kiên quyết đấu tranh phòng, chống di cư trái phép và mua bán người. Là nước tham gia Tiến trình Bali ngay từ ngày đầu được mời là thành viên Nhóm công tác của Tiến trình, Việt Nam thường xuyên tham gia các nhóm làm việc về phòng, chống mua bán người, trấn áp triệt phá mạng lưới mua bán người và đưa người di cư trái phép.

Việc đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 14 này là dịp để Việt Nam khẳng định nỗ lực của mình trong vai trò thành viên tích cực của Tiến trình Bali.

Theo Vietnam +

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top