ClockThứ Tư, 27/01/2021 17:55

Vương triều Nguyễn với những dấu ấn lịch sử và di sản văn hóa

TTH.VN - Ngày 27/1, tại hội trường Sở Văn hóa & Thể thao đã diễn ra tọa đàm khoa học với chủ đề “Vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1840) với những dấu ấn lịch sử và di sản văn hóa”. Buổi tọa đàm do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức.

Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáoTái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu tại buổi tọa đàm

Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 150 năm tồn tại (1802-1945). Vương triều Nguyễn, đặc biệt là giai đoạn vua Gia Long, vua Minh Mạng trị vì đã để lại cho dân tộc những di sản văn hóa vô cùng phong phú và có giá trị đặc biệt. Huế là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản văn hóa quan trọng.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, những di sản lịch sử và văn hóa do hoàng đế Gia Long nói riêng và triều Nguyễn nói chung để lại rất lớn. Trong đó, nhiều di sản đã được các thế hệ ngày nay tôn vinh, khai thác và phát huy giá trị hiệu quả trong phạm vi quốc gia, khu vực và trên thế giới, như các bảo vật quốc gia triều Nguyễn, Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc, Mộc bản, Châu bản, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học, nhà sử học, nhà nghiên cứu ghi nhận, tri ân những đóng góp to lớn của các bậc tiền nhân trong lịch sử dân tộc; chia sẻ những nghiên cứu, hiểu biết về giá trị lịch sử của vương triều Nguyễn đã để lại trên nhiều mặt, như: thể chế, tổ chức bộ máy, chế độ quan lại, thi cử, địa giới hành chính; kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, hàm chứa nhiều giá trị nổi bật về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, giáo dục… dưới triều Nguyễn.

Tọa đàm là tiền đề quan trọng để tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về “Vương triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1840)” dự kiến diễn ra vào tháng 6 năm nay.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54

Chiều 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức tọa đàm - hội thảo khoa học với chủ đề "Phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54
Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Return to top