Thế giới

WHO kêu gọi các nước điều tra lại ca nghi mắc Covid-19 từ cuối 2019

ClockThứ Tư, 06/05/2020 10:08
Sau khi các bác sỹ Pháp tìm ra một bệnh nhân ở nước này đã mắc Covid-19 từ ngày 27/12/2019, Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi các quốc gia tiến hành điều tra lại các ca nghi mắc Covid-19 trong giai đoạn cuối năm 2019 nhằm dựng lại bức tranh chính xác của đại dịch hiện nay.

Tập đoàn dược phẩm Mỹ thúc đẩy mở rộng nguồn cung thuốc kháng virus SARS-CoV-2 trên toàn cầuLo ngại “làn sóng dịch bệnh thứ 2”khi các lệnh phong tỏa được nới lỏngCOVID-19: Người dân thế giới lo ngại về vấn đề sức khỏe hơn kinh tếNew York lên kế hoạch mở cửa lại ngành xây dựng, sản xuất hậu Covid-19Châu Á – Thái Bình Dương cần khẩn cấp giải quyết nạn đói

Ảnh: AFP

Ngày 2/5 vừa qua, một bác sỹ tại một bệnh viện ở ngoại ô thủ đô Paris – Pháp xuất hiện trên kênh truyền hình BFMTV của Pháp và thông tin cho biết, bệnh viện của ông đã tiến hành xét nghiệm lại mẫu bệnh phẩm của các ca nghi ngờ mắc Covid-19 từ cuối năm 2019 và đã phát hiện một bệnh nhân dương tính với virus Sars-CoV-2 từ ngày 27/12/2019, tức gần 1 tháng trước khi nước Pháp công bố các ca nhiễm bệnh đầu tiên vào cuối tháng 1/2020.

Thông tin này đang gây chấn động giới khoa học tại nhiều nước châu Âu bởi điều này cho thấy, dịch Covid-19 trên thực tế đã xuất hiện tại các nước châu Âu từ cuối năm 2019, trước cả thời điểm mà Trung Quốc công bố các ca nhiễm đầu tiên ở thành phố Vũ Hán.

Trước các diễn biến này, trong ngày 5/5, người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới - Christian Lindmeier đã kêu gọi các quốc gia điều tra lại bất cứ ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 nào trong khoảng thời gian vài tháng qua.

"Sẽ là rất tuyệt vời nếu các quốc gia cho kiểm tra lại các ca nghi nhiễm viêm phổi không xác định được nguyên nhân trong vài tháng qua, kể cả từ tháng 11 và 12/2019, để xem họ có mắc Covid-19 hay không. Đây là điều rất quan trọng và là các tin tức rất đáng chú ý vì có thể nó sẽ mang lại một bức tranh hoàn toàn khác” - người phát ngôn của WHO cho biết.

Theo giới khoa học, việc truy tìm ngược lại các ca nhiễm bệnh ban đầu, và đặc biệt là “bệnh nhân số 0” tại các nước sẽ giúp đánh giá được chính xác quá trình bùng phát của dịch Covid-19 tại mỗi nước, cũng như cung cấp thêm thông tin cho việc giải đáp các thắc mắc về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.

Đây đang là chủ đề gây rất nhiều tranh cãi trong những ngày qua, khi Mỹ và một số nước cáo buộc virus Sars-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, trong khi WHO khẳng định virus này có nguồn gốc tự nhiên, đồng thời cho biết chưa nhận được bất cứ bằng chứng khoa học nào từ phía Mỹ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
Return to top