WHO nâng cảnh báo về nguy cơ với dịch Covid-19 ở mức “rất cao“
Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh có thêm nhiều quốc gia xác nhận những ca nhiễm SARS-CoV-2, cho thấy dịch bệnh đang lan rộng ra phạm vi toàn cầu.
- » WHO đặt tên chính thức virus corona (nCoV) là “Covid-19”
- » WHO tiến hành 2 phương pháp thử nghiệm lâm sàng để điều trị COVID-19
- » WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2
- » WHO lo ngại trước sự lây lan toàn cầu của COVID-19
- » WHO: Thế giới phải khẩn trương hành động trước khi quá muộn để dập dịch COVID-19
Ngày 28/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng cảnh báo toàn cầu về nguy cơ đối với dịch Covid-19 lên mức “rất cao”, cho rằng việc tiếp tục gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và số quốc gia ghi nhận ảnh hưởng bởi dịch bệnh này là “mối quan ngại rõ ràng”. Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh có thêm nhiều quốc gia xác nhận những ca nhiễm SARS-CoV-2, cho thấy dịch bệnh đang lan rộng ra phạm vi toàn cầu.
Ngày 28/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng cảnh báo toàn cầu về nguy cơ đối với dịch Covid-19 lên mức “rất cao”. Ảnh minh họa: KT
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Đan Mạch, Estonia, Litva, Hà Lan và Nigeria đã báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Tất cả các trường hợp này đều có liên quan đến Italy.
24 trường hợp nhiễm Covid-19 đã từ Italy lan sang 14 quốc gia khác và 97 trường hợp từ Iran lan sang 11 quốc gia khác. Sự gia tăng liên tục về số lượng các trường hợp và số lượng các quốc gia bị ảnh hưởng trong vài ngày qua rõ ràng là mối quan tâm. Chúng tôi tăng mức độ đánh giá nguy cơ dịch bệnh lây lan và nguy cơ tác động của dịch bệnh Covid-19 hiện ở mức rất cao trong cấp độ toàn cầu”.
Cũng tại cuộc họp báo, Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan cho biết, việc nâng mức độ cảnh báo ở cấp độ toàn cầu đồng nghĩa với việc các quốc gia cần phải hành động mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với nguy cơ dịch bệnh hiện nay.
Dù chưa dùng tới từ “đại dịch” vào thời điểm này nhưng Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh rằng, Covid-19 có thể được khống chế bằng những biện pháp thích hợp và sự phối hợp của cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới diễn ra trong bối cảnh hôm qua, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng trên thế giới khi có thêm 7 nước xác nhận các ca nhiễm đầu tiên gồm Hà Lan, Nigeria, Litva, Belarus, New Zealand, Azerbaijan và Mexico.
Đáng quan ngại hơn cả là trường hợp nhiễm đầu tiên tại Nigeria. Đây cũng là ca nhiễm đầu tiên tại khu vực Nam Sahara ở châu Phi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các hệ thống y tế của châu Phi chưa được trang bị đầy đủ để ứng phó với dịch và dịch bệnh đang "trở nên nghiêm trọng hơn".
Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO - Michael Ryan nói: “Nigeria cần phải chuẩn bị đặc biệt để có hệ thống y tế mạnh hơn vì nước này là một quốc gia rộng lớn với dân số khổng lồ và có nhiều người dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở miền Bắc khi nơi đây tập trung đông người tị nạn”.
Trong bối cảnh đó, nhiều nước Châu Phi bắt đầu gấp rút tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, sau khi khởi phát tại Trung Quốc đại lục hồi tháng 12 năm ngoái, dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 85.200 người nhiễm và hơn 2.900 người tử vong trên toàn thế giới.
Trong khi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đại lục có dấu hiệu thuyên giảm, tại Hàn Quốc, dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng. Sáng nay, Cơ quan Y tế Hàn Quốc thông báo có thêm 594 ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh Covid-19 tại nước này lên 2.931 ca. Hiện Hàn Quốc cũng là nước ghi nhận số ca nhiễm bệnh nhiều nhất thế giới ngoài Trung Quốc đại lục.
Tối 28/2, giới chức Hàn Quốc thông báo 3 ca tử vong tại nhà, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại nước này lên 16 người./.
Theo VOV
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia (11/04)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
- Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP (10/04)
- Hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị qua đời (10/04)
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ (10/04)
- Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam (09/04)
- Dại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng (09/04)
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông (09/04)
-
Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế
- Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”
- Ùn tắc giao thông tại kênh đào Suez đã hoàn toàn được giải tỏa
- Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
- Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trên toàn cầu
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác