ClockChủ Nhật, 01/08/2021 07:46

Sáng 1/8, Việt Nam công bố 4.374 ca mắc mới, đã tiêm được 6.203.866 liều vaccine

Tính từ 19 giờ ngày 31/7 đến 6 giờ ngày 1/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.374 ca mắc mới COVID-19; đến nay đã tiêm được tổng số 6.203.866 liều vaccine COVID-19.

Hương Thủy thành lập thêm 2 cụm cách ly cấp huyệnThành lập trung tâm hồi sức COVID-19 Trung ương HuếGhi nhận ca dương tính với SARS-CoV- 2 đầu tiên về từ TP. Hồ Chí Minh bằng máy bayĐón hơn 370 người dân từ vùng dịch về quê bằng tàu lửaThừa Thiên Huế triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 3Tạm dừng chương trình đón công dân từ vùng có dịch trở vềQuản lý chặt vòng ngoài, giám sát kỹ vòng trongĐiều chuyển công dân đang cách ly tại T3, T4 về cơ sở cách ly cấp huyện, cấp xãTiếp tục rà soát, hỗ trợ đoàn viên, người lao động ảnh hưởng COVID -19

Cách ly người về từ vùng dịch, phòng lây nhiễm SARS-CoV-2. Ảnh: TTXVN.

Tính từ 19 giờ ngày 31/7 đến 6 giờ ngày 1/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.374 ca mắc mới COVID-19, gồm 2 ca nhập cảnh và 4.372 ca ghi nhận trong nước tại: TP Hồ Chí Minh (2.027 ca), Bình Dương (1.415 ca), Long An (318 ca), Đồng Nai (262 ca), Hà Nội (67 ca), Vĩnh Long (50 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (46 ca), Hậu Giang (37 ca), Bến Tre (32 ca), Kiên Giang (24 ca), Phú Yên (22 ca), Trà Vinh (22 ca), An Giang (21 ca), Đồng Tháp (16 ca), Thanh Hóa (6 ca), Quảng Trị (3 ca), Hải Dương (2 ca), Kon Tum (1 ca), Hưng Yên (1 ca). Trong đó có 884 ca trong cộng đồng.

Như vậy, từ đầu mùa dịch đến sáng ngày 1/8, Việt Nam đã có tổng số 150.060 ca mắc; trong đó có 2.241 ca nhập cảnh và 147.819 ca mắc trong nước.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 146.249 ca; trong đó, có 35.960 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Đến nay, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 được điều trị khỏi là 38.734 ca.

Hiện số bệnh nhân nặng điều trị ICU là 441 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 21 ca.

Trong ngày 31/7, đã có thêm 276.373 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 6.203.866 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 5.583.255 liều, tiêm mũi 2 là 620.611 liều.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 3646/QĐ-BYT về “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2” áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho nhân viên y tế và các đối tượng khác được nhân viên y tế phân công đánh giá nguy cơ.

Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với Thành uỷ, UBND TP Cần Thơ, tỉnh Long An; trong đó có nội dung: Bộ Y tế sẽ đưa chuyên gia và hỗ trợ thiết bị để sẵn sàng đưa Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường tại Cần Thơ vào hoạt động và thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực quy mô 500 giường tại Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động (phường 3, TP.Tân An) tỉnh Long An.

TP Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận 1 triệu liều trong tổng số 5 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm do Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP. Hồ Chí Minh.

Hà Nội tiến hành xây dựng Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai theo chỉ đạo của Bộ Y tế và TP Hà Nội.

Theo Tin tức TTXVN

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao

Ngày 24/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương. Điểm cầu của tỉnh có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở Y tế cùng các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2024. Các sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024 đã phản ánh, đề cập đến những vấn đề nóng, nổi bật, những thành tựu trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, quản lý tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học..., để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước bền vững. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024:

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Nguy cơ mất an toàn tại các "điểm đen" giao thông

Gần đây, hệ thống giao thông ở Phong Điền không ngừng được đầu tư, nâng cấp, kết nối thông suốt. Tuy nhiên, hiện tại các ngã ba, ngã tư ở các quốc lộ (QL), tỉnh lộ (TL)… qua địa bàn Phong Điền có nguy cơ thành “điểm đen”, mất an toàn giao thông (ATGT).

Nguy cơ mất an toàn tại các điểm đen giao thông
Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 6/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức khai mạc hội nghị Festival khoa học Huế lần thứ 7 với chủ đề “Hợp tác quốc tế vì sức khoẻ cộng đồng” và Hội nghị Y Sinh học Quốc tế lần thứ nhất, khánh thành Viện Y Sinh học, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế.

Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng
Return to top