ClockThứ Bảy, 19/11/2016 14:59

Zika không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo dịch virus Zika không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế cộng đồng.

Việt Nam xác định trường hợp đầu tiên mắc chứng đầu nhỏ do virus ZikaKhông chủ quan với ZikaVirus Zika tràn vào Việt Nam như thế nàoMyanmar xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika

Chăm sóc em nhỏ 2 tháng tuổi mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika tại Salvador, Brazil ngày 28/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một cuộc họp báo trực tuyến, chủ tịch ủy ban khẩn cấp WHO, Tiến sĩ David Heymann cho biết "virus Zika vẫn là một vấn đề dài hạn, song không còn là vấn đề y tế cộng đồng gây quan ngại quốc tế nữa". Trước đó, WHO đã tuyên bố dịch Zika là tình trạng khẩn cấp toàn cầu vào tháng 2/2016.

WHO cũng thận trọng không đánh giá thấp nguy cơ do Zika tạo ra. Tuyên bố của WHO khẳng định cơ quan này tin tưởng "virus Zika và những hệ quả liên quan vẫn là một thách thức y tế cộng đồng lâu dài đòi hỏi hành động mạnh mẽ".

Cùng ngày, Brazil tuyên bố sẽ tiếp tục coi dịch Zika là tình trạng khẩn cấp. Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Y tế Brazil, Ricardo Barros khẳng định chưa sẵn sàng hạ thấp mối nguy cơ từ Zika, cho đến khi hoàn toàn khống chế được tình hình.

Sau khi dịch Zika bùng phát vào giữa năm 2015, đã có hơn 1,5 triệu người tại 73 quốc gia trên khắp thế giới mắc phải, trong đó Brazil là tâm điểm của dịch này, với 2.143 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ được xác nhận.

Theo WHO, virus Zika chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ như phát ban và giống cúm ở hầu hết người mắc phải, song các thai phụ lại có nguy cơ sinh ra những em bé mắc chứng đầu nhỏ và những khuyết tật bẩm sinh như vấn đề về phát triển trí tuệ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top