ClockThứ Ba, 19/02/2019 10:14

Tiêm vắc xin ComBE Five: Chia thành cụm nhỏ để đảm bảo sự bao quát

TTH.VN - ComBe Five là loại vắc xin 5 trong 1 do Ấn Độ sản xuất và được Bộ Y tế đưa vào sử dụng thay thế vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 12/2018.

Triển khai tiêm 10.000 liều vắc-xin ComBE Five trên địa bànVắc xin mới an toàn cho trẻĐưa vắc xin Combe Five thay thế Quinvaxem

ComBe Five phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Vắc xin ComBe Five có thành phần và kỹ thuật tiêm giống như vắc xin Quinvaxem trước đây.

Tiêm vắc xin Becom Five cho trẻ tại huyện Phú Vang

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC tỉnh), Thừa Thiên Huế bắt đầu triển khai tiêm vắc xin ComBE Five từ giữa tháng 1-2019. Kết quả toàn tỉnh có hơn 2.466 trẻ trong độ tuổi được tiêm (mũi 1 được 1.499 trẻ; mũi 2: 472 trẻ; mũi 3: 495 trẻ); trong đó có 78 trẻ có phản ứng thông thường sau tiêm, chiếm tỷ lệ 3,16%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, những phản ứng sau tiêm là biểu hiện rất bình thường của các loại vắc xin, trong đó có vắc xin ComBE Five. Để bảo đảm công tác tiêm chủng diễn ra an toàn, hiệu quả, ngành Y tế tỉnh tổ chức tiêm từng cụm nhỏ các huyện để bảo đảm sự bao quát của đội ngũ giám sát viên tuyến tỉnh, đồng thời kịp thời xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm nếu có. 

PGS.TS Nguyễn Đình Sơn, Phó Giám đốc Phụ trách CDC tỉnh cho biết, hiện có những phụ huynh lo lắng là nên hay không nên tiêm vắc xin ComBE Five vì một số trường hợp có phản ứng nặng sau khi tiêm loại vắc xin này.

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào, trong đó có vắc xin ComBE Five, là sốt từ 38-39 độ C chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng là 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau là 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%. Vì vậy, để bảo đảm cho trẻ có đủ miễn dịch phòng tránh 5 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ trong độ tuổi (2-4 tháng tuổi) hoặc trẻ chưa tiêm đủ 3 liều vắc xin 5 trong 1 đến các trạm y tế xã, phường để được cán bộ y tế tư vấn và tiêm chủng.

Khi đưa trẻ đi tiêm, các bậc phụ huynh cần lưu ý các vấn đề, như truớc khi tiêm cần vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ; cho trẻ ăn/bú vừa đủ, không nên quá no hoặc quá đói; mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; hoãn tiêm nếu trẻ bị sốt. Sau khi tiêm, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để cán bộ y tế theo dõi; tuân thủ nghiêm chỉ định của cán bộ y tế. Trong khoảng 48 giờ sau tiêm, phụ huynh cần theo dõi trẻ, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, như sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc kéo dài, ngủ li bì, bỏ bú, co giật, tím tái… thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử trí kịp thời. Trong những ngày trời lạnh, cần giữ ấm cho trẻ để tránh mắc bệnh viêm phổi và các bệnh do thời tiết gây nên...

Bài, ảnh: Minh Văn 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động

Chỉ trong vòng 1 tháng, hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Yên Bái và Đồng Nai, gây những tổn thất lớn về người. Điểm chung của hai vụ việc này cùng nhiều vụ tai nạn lao động khác là quy trình về an toàn lao động đã không được tuân thủ nghiêm túc, cộng với công tác kiểm soát bị lơ là, từ đó dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top