ClockThứ Năm, 22/12/2016 14:39

​Vì sao kẻ khủng bố lọt lưới an ninh Đức?

Tên khủng bố tại Berlin đang bị truy nã toàn châu Âu với mức giải “treo đầu” lên đến 100.000 euro. Nhưng một trong những câu hỏi cần lời giải đáp hiện nay là vì sao hắn có thể hành động dễ dàng?

Nghi phạm đâm xe tải ở Đức từng nằm trong danh sách bị theo dõiKhông có người Việt thương vong trong vụ khủng bố xe tải ở ĐứcKhủng bố lao xe tải vào chợ Giáng sinh ở Đức, 12 người thiệt mạng

 

​Vì sao kẻ khủng bố lọt lưới an ninh Đức?
Chiếc xe tải dùng làm công cụ khủng bố. Vai trò của người tài xế Ba Lan cũng đang được điều tra - Ảnh: AFP

Anis Amri, 24 tuổi, được xác định là công dân Tunisia. Hắn mới đến Đức năm 2014. Hắn từng nộp đơn xin tị nạn vào tháng 7/2015 bị bác hồi tháng 6/2016.

Theo giấy tờ, hắn lưu trú trong trung tâm cho người tị nạn ở Emmerich am Rhein thuộc vùng Bắc Rhine-Westphalia nhưng hắn “cực kỳ cơ động”, theo cách dùng từ của ông Ralf Jäger, Bộ trưởng nội vụ vùng Bắc Rhine-Westphalia.

Hắn đi khỏi trung tâm, thường xuyên thay đổi chổ ở và tên họ. Theo công bố chính thức của cảnh sát Đức, hắn có đến 6 danh tính khác ngoài cái tên khai sinh Anis Amri.

Vấn đề là Amri đã có tên trong sổ bìa đen ở dạng cần theo dõi nhưng vì sao lực lượng an ninh và tình báo Đức vốn nổi tiếng hiệu quả lại để lọt lưới?

​Vì sao kẻ khủng bố lọt lưới an ninh Đức?
Chân dung tên Anis Amri - Ảnh chụp màn hình

Một điều mỉa mai là nhiều nhà điều tra đã tỏ ra bất ngờ khi hay tin Amri bị truy nã vì là nghi phạm của vụ khủng bố tại chợ Giáng sinh Breitscheidplatz,quận Charlottenburg, trung tâm thủ đô Berlin vào đêm 19-12 khiến 12 người thiệt mạng và gần 50 người bị thương.

Sự thực là gã thanh niên người Tunisia này, tròn 24 tuổi trong ngày hôm nay 22-12, đã nằm trong sổ theo dõi của cảnh sát Đức từ nhiều tháng qua. Ông Ralf Jäger, Bộ trưởng nội vụ vùng Bắc Rhine-Westphalia, cũng thừa nhận Amri bị nghi ngờ “chuẩn bị tiến hành khủng bố” và nằm trong danh sách “đối tượng có dấu hiệu đe dọa” của trung tâm chống khủng bố Đức, tức có thể chuyển sang hành động.

Amri cũng được cho là gần gũi với mạng lưới tuyển chiến binh Hồi giáo của Abu Walaa - nhân vật số 1 của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Đức. Mạng lưới này mới bị phá vỡ hồi tháng 11 vừa qua.

Tuy nhiên tên Amri đã thoát khỏi sự theo dõi của cảnh sát từ tháng 12 dù hắn bị nằm trong danh sách bị nghe lén điện thoại. Tại sao Amri không bị theo dõi chặt chẽ hơn dù đã có đánh giá hắn có thể rat ay khủng bố? Câu trả lời quay lại vấn đề đau đầu: thiếu nhân lực. Bên cảnh sát Đức thừa nhận không đủ lực lượng để theo dõi hàng trăm đối tượng đang nằm trong danh sách “đe dọa an ninh quốc gia”.

Hãng tin AFP dẫn lời tổng công tố viên Đức cho biết Amri từng bị cảnh sát thủ đô Berlin theo dõi từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay vì tính cướp để mua vũ khí “ắt hẳn chuẩn bị khủng bố với sự trợ giúp của đồng bọn”.

​Vì sao kẻ khủng bố lọt lưới an ninh Đức?
Lệnh truy nã có thưởng đối với Anis Amri của cảnh sát Đức - Ảnh: Cảnh sát Đức

Amri rời Tunisia đến Ý theo dạng bất hợp pháp sau phong trào nổi dậy năm 2011 lật đổ nhà độc tài Zine El Abidine Ben Ali và đã ở đây 3 năm trước khi đến Đức.

Theo thông tin mới nhất, cảnh sát Tunisia đã thẩm vấn gia đình của Anis Amri. Một nhân viên an ninh người Tunisia cho biết: "Đơn vị chống khủng bố đã thẩm vấn gia đình nghi phạm". Theo đó, bố mẹ của Amri, hiện đang sống tại thị trấn Oueslatia thuộc tỉnh Kairouan, đã bị thẩm vấn.

Amri có 4 chị em gái và một em trai, tuy nhiên hiện chưa rõ những người này có bị thẩm vấn hay không. Amri từng bị bắt vài lần ở Tunisia vì sử dụng ma túy.

Cũng có thông tin cho biết chính quyền Tunisia đang bị đổ lỗi vì không hợp tác. Amri có giấy phép lưu trú tạm thời tại Đức cho đến khi bị trục xuất. Tờ giấy tùy thân này nằm trong cái ví của Amri rơi lại trên chiếc xe tải dùng làm công cụ khủng bố.

Thực ra Amri từng bị trục xuất khỏi Đức nhưng chính quyền Tunisia không chịu tiếp nhận do cho rằng hắn không phải người Tunisia! Phía Đức cho rằng chính quyền Tunisia đã thể hiện kiểu quan liêu giấy tờ và chỉ gửi giấy thừa nhận Amri là người Tunisia đến cho chính quyền Berlin vào ngày 21-12. Như thế là quá muộn...

Theo Tuoitre

 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hôm nay 16/1, xét xử sơ thẩm vụ án 'khủng bố' tại tỉnh Đắk Lắk

Ngày 16/1/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6/2023.

Hôm nay 16 1, xét xử sơ thẩm vụ án khủng bố tại tỉnh Đắk Lắk
Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài

Trong bối cảnh các nước châu Âu đang tận hưởng không khí lễ hội với đèn và đồ trang trí tràn ngập sắc màu, mùa Giáng sinh năm nay tại khu vực cũng được nhấn mạnh bằng các biện pháp an ninh tăng cường.

Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài
Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hy vọng Thế vận hội (Olympic) Paris 2024 sẽ là “ánh sáng cuối đường hầm” sau hai kỳ Thế vận hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ban tổ chức phải đối mặt với những thách thức lớn về an ninh trước khi lễ khai mạc độc đáo được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 26/7/2024.

Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID
Return to top