ClockThứ Tư, 26/05/2010 16:37

Thưởng thức di sản trên hồ Tịnh

TTH - Quy tụ 350 nghệ sĩ với một sân khấu chìm 3cm dưới mặt nước, chương trình Vẻ Đẹp Việt II với tên gọi Hơi thở của nước là  một chương trình nghệ thuật “táo bạo”. Ngay trên hồ Tịnh Tâm, sẽ là một cuộc “đại giao duyên’’ giữa di sản âm nhạc truyền thống với nghệ thuật đương đại.
Trước thềm lễ hội, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trò chuyện thú vị với ông Trần Ngọc Linh, Giám đốc Công ty Cổ phần truyền thông Vẻ Đẹp Việt-đơn vị tổ chức thực hiện.
 
 Công chúng đang rất tò mò là tại sao, sân khấu Vẻ Đẹp Việt lần này lại được thiết kế chìm 3cm dưới mặt nước?
 
Với thiết kế này, người xem có thể hình dung là nghệ sĩ sẽ lội nước để diễn. Ở đây, sân khấu không còn là sân khấu nữa, mà nó có vai trò một phần đạo cụ. Chương trình được lấy cảm hứng từ chuyện tình của một cô thôn nữ chốn dân gian vào hoàng cung thông qua nguời kể chuyện chính là mặt nước hồ Tịnh Tâm. Hồi ức của nước sẽ tái hiện hành trình của mối tình ấy, qua các không gian di sản văn hóa. Là làng quê với chèo, quan họ, là đô thị với ca Huế và Nhã nhạc…Ở đây, không gian sân khấu là một thủ pháp nghệ thuật.
 
 
 
Múa bài bông sẽ xuất hiện trong chương trình "hơi thở của nước"
 
Có thể hình dung như thế nào, khi ở chương trình này, quan họ, ca trù,  ả đào, ca Huế và Nhã nhạc lại đồng hiện cùng Word music, múa đương  đại và nghệ thuật pháo hoa?
 
Tthực tế là di sản thì bất biến nhưng thị hiếu, tư duy của con người lại phát triển và thích ứng. Chúng ta cũng không nên nhất nhất ‘‘ép” người trẻ phải thưởng thức âm nhạc truyền thống bằng tư duy của người ngày xưa. Do đó, yếu tố đương đại ở đây, chúng tôi mạnh dạn sử dụng, như một cái nhìn tham chiếu, cung cấp những góc nhìn khác, một phương tiện tiếp cận, một cảm xúc mới cho công chúng ngày nay về nghệ thuật truyền thống.
 
Tuy nhiên, dù có là word music, múa đương đại hay nghệ thuật pháo hoa đi nữa thì cuối cùng, những giá trị đích thực của di sản vẫn không thay đổi. Chẳng hạn với Nhã nhạc, lần này chúng tôi sẽ đưa lên sân khấu những bộ trang phục do chính nghệ nhân Trịnh Bách phục chế…Mục đích cuối cùng mà mỗi chương trình Vẻ Đẹp Việt hướng đến là tôn vinh, góp phần bảo tồn vẻ đẹp di sản âm nhạc truyền thống dân tộc.
 
Và sau Vẻ Đẹp Việt II sẽ là gì nữa?
 
Chất liệu là không thiếu. Ngay từ bây giờ, chúng tôi đã có ý tưởng cho Vẻ Đẹp Việt III. Ngoài ca Huế, ca trù, Nhã nhạc, quan họ… còn có tuồng, chèo,  cải lương, đờn ca tài tử…Chúng tôi sẽ chọn, tôn vinh bằng cách đặt các di sản này theo nhóm tương đồng về nghệ thuật.
 
Ví dụ ca Huế, ca trù là không gian đô thị. Quan họ, đờn ca tài tử là không gian du hí. Chèo, tuồng là không gian sân khấu…với mong muốn  bắc các cây văn hóa.  Tham vọng hơn nữa là bắc các cây cầu văn hóa quốc tế, như đặt Nhã nhạc cung đình Việt Nam cạnh Nhã nhạc Nhật Bản, Hàn Quốc chẳng hạn…Sự so sánh trong mối tương đồng này sẽ là dịp để đối chiếu. Để biết rõ hơn mình là ai?Mình khác người ta cái gì?. Để yêu hơn, quí hơn cái mình có.
 
“Cách truyền thông của chúng ta về di sản văn hóa hiện nay khiến mọi người nghĩ rằng, đó là tài sản của  mỗi tỉnh, của quốc gia, của thế giới. Như cái bánh chung, mỗi người bẹo một tý. Họ chưa nghĩ rằng, di sản ấy là của họ, gần như chiếc điện thoại, như chiếc xe máy, ngôi nhà họ đang ở. Đó là thứ mà nếu mất đi, thì người Huế cũng không có gì khác người Quảng Bình…Đó là thứ mà nếu mất đi thì họ lấy gì để sống…Cùng với thời gian, cách truyền thông chưa đúng là tác nhân đang  ăn mòn di sản”.  
 
 
 Diễn ra tối 6,9 và 11-6-2010 tại Hồ Tịnh Tâm, “Hơi thở của nước” qui tụ  350 diễn viên, nghệ sĩ, trong đó có Nghệ sĩ ca Huế Thanh Tâm, Nghệ sĩ ca Trù Bạch Dương, Nghệ sĩ chèo Thanh Bình, Nghệ sĩ Quan họ Lệ Ngãi, Minh Phúc, diễn viên múa Quỳnh Liên, Xuân Chiến, đạo diễn pháo hoa nổi tiếng Pháp Pierre Alain Hurbert…Toàn bộ không gian rộng gần 5 ha của Hồ Tịnh Tâm-một trong 20 danh thắng nổi tiếng đất thần kinh Huế sẽ được sử dụng làm không gian quảng diễn nghệ thuật với  các hoạt cảnh sông nước, biểu diễn pháo hoa, hiệu ứng ánh sáng….Riêng sân khấu chính rộng 900m2 được thiết kế chìm 3cm dưới mặt nước, được trang bí bởi 150 m2 hoa sen trước tiền đài. Chương trình do Nhệ sĩ chèo ưu tú Lương Tử  Đức (Hà Nội) tổng đạo diễn. 
                      
                                                   
                                              
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử

Nếu tôi không nhầm, thì tiểu thuyết “Vầng trăng Him Lam” của Châu La Việt là một trong ít tác phẩm sớm nhất hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024).

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử
Thành lập Câu lạc bộ thơ ca Đất Việt xứ Huế

Sáng 30/4 đã diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Thơ ca Đất Việt xứ Huế, trở thành thành viên thứ 14 của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy thơ ca Đất Việt thuộc Viện Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc.

Thành lập Câu lạc bộ thơ ca Đất Việt xứ Huế
Return to top